vĐồng tin tức tài chính 365

The New York Times vạch mặt 'ông hoàng tin giả' trong đại dịch Covid-19: Là một bác sĩ viết sách bán chạy nhất The New Y

2021-07-29 04:06

Trong một bài báo mới đăng trên The New York Times, phóng viên Sheera Frenkel đã vạch trần rất nhiều thủ đoạn lưu truyền tin giả tinh vi của một vị bác sĩ người Mỹ: Joseph Mercola.

Ông Mercola là một bác sĩ nổi tiếng ở Mỹ, nhưng sự nổi tiếng của ông lại được gây dựng từ chính công ty truyền thông mà ông lập ra và điều hành, chứ các bác sĩ trong giới chuyên môn từ lâu đã coi Mercola như một bác sĩ ngụy khoa học.

Trên thực tế, ông ta chỉ có bằng bác sĩ nắn xương.

The New York Times vạch mặt ông hoàng tin giả trong đại dịch Covid-19: Là một bác sĩ viết sách bán chạy nhất The New York Times - Ảnh 1.

Joseph Mercola đứng đầu danh sách những người lan truyền nhiều tin giả chống vắc-xin nhất thế giới.

Trở lại hồi tháng 5, Center for Countering Digital Hate, một tổ chức phi lợi nhuận với sứ mệnh chống lại tin giả trên mạng xã hội đã công bố một danh sách "Top 12 người lan truyền tin giả chống vắc-xin nhiều nhất trên mạng xã hội". Họ cho biết chỉ riêng 12 người này đã phải chịu trách nhiệm cho 65% tất cả thông điệp chống vắc-xin trên toàn cầu. Trong đó, bác sĩ Joseph Mercola đứng ở vị trí số 1.

Sheera Frenkel cho biết thống kê riêng của The New York Times cũng chỉ ra từ đầu đại dịch đến nay, bác sĩ Joseph Mercola đã phát tán 600 tin giả chống vắc-xin Covid-19 trên trang Facebook của mình, một trang bằng tiếng Anh có 1,7 triệu người theo dõi và một trang bằng tiếng Tây Ban Nha có 1 triệu lượt theo dõi. Phần lớn các bài viết này đều được phát tán tiếp lên Twitter, Instagram và YouTube.

Tệ hơn nữa, với sự uy tín giả tạo mà Joseph Mercola xây dựng được ở Mỹ, các bài viết của ông thường được dịch ra rất nhiều thứ tiếng và tiếp tục phát tán trên quy mô toàn cầu. Nội dung của chúng rất phi khoa học, bao gồm việc khuyên công chúng phòng ngừa và điều trị Covid-19 bằng các biện pháp nguy hiểm.

Chẳng hạn như Mercola tuyên bố hít dung dịch oxy già 0,5-3% bằng máy xông có thể ngăn ngừa hoặc chữa khỏi Covid-19. Trang web của ông ta tất nhiên cũng bán kèm máy xông. Mercola cũng tuyên bố vitamin D mà ông đang bán có thể giúp ích khi chống lại Covid-19, mặc cho các bằng chứng khoa học là rất yếu.

Và để phòng ngừa Covid-19, Mercola khuyên công chúng mua rất nhiều loại thực phẩm chức năng và kêu gọi họ đừng tiêm vắc-xin vì "nó có thể thay đổi mã hóa di truyền của bạn, biến bạn thành một nhà máy sản xuất ra protein virus không có công tắc".

The New York Times vạch mặt ông hoàng tin giả trong đại dịch Covid-19: Là một bác sĩ viết sách bán chạy nhất The New York Times - Ảnh 2.

The New York Times vạch mặt "ông hoàng tin giả" trong đại dịch Covid-19: Là một bác sĩ viết sách bán chạy nhất The New York Times

Đầu năm nay, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cảnh báo Mercola bán thuốc chữa Covid-19 giả. Nhưng thật khó hiểu là vị bác sĩ này vẫn có thể mê hoặc được rất nhiều người và thậm chí thu lợi hàng triệu USD từ hoạt động của mình.

Frenkel, phóng viên của The New York Times cho biết trên thực tế, vị bác sĩ này là một nhà truyền thông bậc thầy và có rất nhiều thủ thuật tinh vi để làm điều đó. Dưới đây là những gì mà cô đã tìm hiểu được.

Mercola đã xây dựng một đế chế truyền thông khổng lồ cho riêng mình

Joseph Mercola sinh năm 1954 tại Chicago. Ông từng theo học ngành sinh hóa tại Đại học Illinois, nơi đã cho Mercola một nền tảng khoa học nhất định để tiếp tục theo học Đại học Y khoa Xương khớp Chicago, nay là Đại học Midwestern.

Năm 1982, Mercola tốt nghiệp và có bằng bác sĩ nắn xương. Ba năm sau đó, ông mở được một phòng khám nhỏ tại Schaumburg, thực ra là phòng hành nghề nắn xương khớp. Đến năm 1990, Mercola bắt đầu nhận ra một trào lưu ở Mỹ phù hợp với hướng phát triển của mình.

Đó là khi rất người Mỹ bắt đầu quan tâm trở lại các liệu pháp điều trị được tuyên bố là tự nhiên, không dùng thuốc, mặc cho các bác sĩ và nhà khoa học đã bác bỏ hoặc đặt nghi ngờ về sự hiệu quả của chúng.

Với xuất thân không phải một bác sĩ y khoa thực thụ, Mercola biết đây sẽ là miền đất hứa cho mình. Ông lập ra website Mercola.com và bắt đầu viết rất nhiều bài báo quảng bá các phương pháp chữa bệnh được gọi là tự nhiên, đồng thời kết hợp bán các khóa điều trị kèm theo nhiều loại thực phẩm chức năng.

Ngoài trang web chính, Mercola còn xây dựng rất nhiều trang web con khác như Healthy Pets và Peak Fitness cũng hoạt động theo chiến thuật tương tự.

The New York Times vạch mặt ông hoàng tin giả trong đại dịch Covid-19: Là một bác sĩ viết sách bán chạy nhất The New York Times - Ảnh 3.
The New York Times vạch mặt ông hoàng tin giả trong đại dịch Covid-19: Là một bác sĩ viết sách bán chạy nhất The New York Times - Ảnh 4.

Mercola đã bắt đầu lan truyền tin giả bằng một trang web mang tên ông. Công việc bất ngờ mang lại hàng triệu USD mỗi năm khi Mercola bán hàng trên đó.

Với tài năng viết lách, Mercola đã đưa được trang web của mình trở thành một trong những website sức khỏe được truy cập nhiều nhất ở Mỹ. Thống kê của Quantcast cho thấy mỗi tháng có tới 1,9 triệu lượt người đọc ghé thăm Mercola.com.

Mỗi độc giả của ông ta đều là độc giả trung thành và sẽ quay lại trang web 10 lần mỗi tháng. Điều này khiến lượt truy cập của Mercola.com ngang bằng cả với trang web chính thức của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ.

Năm 2010, chỉ tính riêng các hoạt động trên Mercola.com đã mang về cho vị bác sĩ này 7 triệu USD. Với mức doanh thu này, Mercola đã đóng cửa phòng khám xương khớp của ông ta và tập trung hoàn toàn vào hoạt động truyền thông.

Ông lập ra các công ty bao gồm Mercola.com Health Resources và Mercola Consulting Services để củng cố hoạt động. Mercola cũng bắt đầu mở rộng hoạt động, thuê nhân viên và thành lập cả chi nhánh ở Phillipines.

Khi các nền tảng mạng xã hội trở nên bùng nổ, Mercola nhanh chóng bắt kịp xu thế. Ông lập ra một loạt các trang mạng xã hội, tinh chỉnh nội dung trên website chính của mình thành các dạng video ngắn, bài viết ngắn và tin tức để phát tán nhanh lên đó.

Mercola được cho là sở hữu 17 trang Facebook trong hệ sinh thái của mình. Hai trang trong số đó có lượt theo dõi trên 1 triệu và 1,7 triệu. Ông có Twitter với 300.000 lượt theo dõi, Youtube với 400.000 lượt theo dõi.

Nhờ vào hệ thống truyền thông khổng lồ này mà công việc kinh doanh của Mercola cũng hết sức thuận lợi. Năm 2017, ông tuyên bố mình có tài sản ròng hơn 100 triệu USD.

The New York Times vạch mặt ông hoàng tin giả trong đại dịch Covid-19: Là một bác sĩ viết sách bán chạy nhất The New York Times - Ảnh 5.

Năm 2017, Mercoca tuyên bố mình có tài sản ròng hơn 100 triệu USD, chủ yếu đến từ hoạt động bán thực phẩm chức năng và các biện pháp trị liệu giả khoa học.

Nhân viên cũ tiết lộ Mercola có chiến lược viết tinh vi, ông ta luôn thử nghiệm các nội dung viral

Dĩ nhiên, một đế chế truyền thông muốn tồn tại phải dựa trên nền tảng là nội dung. Mercola không những hiểu điều đó, ông ta còn là một bậc thầy.

Ngay từ thập niên 1990, Mercola đã biết khai thác vào một chủ đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm ở Mỹ, đó là các liệu pháp chữa bệnh dán mác "tự nhiên" hoặc không liên quan đến bệnh viện và hệ thống y tế chính thống.

Ông ta bắt đầu viết blog, luôn gọi mình là một bác sĩ mặc dù nhiều người có thể không biết ông chỉ có bằng nắn chỉnh xương khớp. Các bài viết của ông ta đều rất bài bản và có chiến thuật. Đầu tiên, Mercola sẽ dẫn mọi người đi lòng vòng một chút. Chẳng hạn như thay vì nói trực tiếp vắc-xin không hoạt động, ông ta bắt đầu đặt câu hỏi về sự an toàn của vắc-xin.

Phần đầu bài viết sẽ trích dẫn các nghiên cứu khoa học đăng trên nhiều tạp chí khoa học thật nói về một vài sự kiện trong đó vắc-xin gây hậu quả nghiêm trọng. Kế đó ông bắt đầu xen vào một số bài báo mà các nhà khoa học khác đặt sự nghi ngờ về sự an toàn của vắc-xin.

Ở đây, nhiều người đọc sẽ không tra ngược thông tin để biết thực ra các nghi ngờ này đã đều bị xóa bỏ và các nhà khoa học đã khẳng định vắc-xin an toàn. Nhưng Mercola sẽ cố tình lờ đi thông tin mới đó và sử dụng thông tin cũ để đi đến kết luận cuối cùng rằng vắc-xin gây hại.

Các bài viết của ông ta đều đi theo cấu trúc đó, một nửa sự thật và một nửa không phải là sự thật. Điều này không những củng cố được sự mê hoặc của Mercola, nó còn làm khó các nền tảng mạng xã hội như Facebook và Twitter khi gắn nhãn nội dung sai sự thật cho bài viết của ông ta.

The New York Times vạch mặt ông hoàng tin giả trong đại dịch Covid-19: Là một bác sĩ viết sách bán chạy nhất The New York Times - Ảnh 6.

Mercola đã xuất bản được tới 2 cuốn sách lọt vào top bán chạy nhất của The New York Times.

Imran Ahmed, giám đốc tổ chức Center for Countering Digital Hate phải nhận xét về Mercola: "Ông ta khai thác các nội dung một cách rất khéo léo để đưa mọi người vào tròng một cách tàn nhẫn".

Hai nhân viên cũ làm việc cho Mercola, những người từ chối tiết lộ tên của mình vì đã ký cam kết bảo mật với công ty, tiết lộ Mercola hiểu một bài viết có tính viral trên internet cần những yếu tố gì. Ông thường xuyên thực hiện thử nghiệm A/B cho các bài viết của mình. Trong đó, Mercola sẽ tạo ra 2 phiên bản bài viết với cách viết khác nhau để xem bài nào sẽ viral nhanh hơn.

Các lần sau, ông ta sẽ áp dụng lại cách viết đã học được và từ đó ngày một củng cố kỹ năng viết của mình. Có lẽ cũng chính vì lý do này mà Mercola đã xuất bản được tới 2 cuốn sách lọt vào top bán chạy nhất của The New York Times: The No-Grain Diet (năm 2003) và The Great Bird Flu Hoax (năm 2006).

Cuốn sách thứ 2 thậm chí tràn ngập thuyết âm mưu nguy hiểm, trong đó Mercola tuyên bố dịch cúm gia cầm không hề nguy hiểm, nó chỉ là một mối đe dọa bị chính phủ và các doanh nghiệp lớn thổi phồng để tích lũy tiền bạc và quyền lực. Thực tế, cúm gia cầm luôn là bệnh cúm nguy hiểm nhất vì dễ lây lan và gây tử vong cao cho con người.

Nhiều lần bị các mạng xã hội gắn nhãn và cơ quan chức năng phạt vì phát tán tin giả

Trong một email, bác sĩ Mercola nói rằng ông thấy ngạc nhiên khi mình bị xếp ngay vị trí thứ nhất trong Top 12 những người lan truyền tin giả nhiều nhất trên mạng xã hội. Mercola nói bài đăng của ông trên Facebook chỉ được có vài trăm like và "không thể hiểu được số lượng tiếp cận tương đối nhỏ như vậy có thể gây ra tai họa gì" cho chiến dịch tiêm chủng vắc-xin Covid-19 ở Mỹ.

Nhưng điều đó chỉ xảy ra sau khi Facebook dán nhãn nhiều bài viết của bác sĩ Mercola là "Sai sự thật". Facebook cũng cho biết họ đã cấm quảng cáo trên trang chính của Mercola và xóa một số trang trong hệ thống truyền thông của ông bởi chúng vi phạm các chính sách của Facebook.

The New York Times vạch mặt ông hoàng tin giả trong đại dịch Covid-19: Là một bác sĩ viết sách bán chạy nhất The New York Times - Ảnh 7.

Facebook dán nhãn nhiều bài viết của bác sĩ Mercola là "Sai sự thật".

Twitter cho biết họ cũng đã gỡ xuống một số bài viết của bác sĩ Mercola và dán nhãn cho nhiều bài viết khác. YouTube thì chưa thể làm gì bác sĩ Mercola vì các video của ông ta đều không gắn quảng cáo. Trên thực tế, ông ta đâu cần kiếm tiền từ Youtube.

Chẳng hạn như Mercola chỉ cần viết một vài bài viết quảng cáo về giường tắm nắng trên trang web của mình. Ông lập luận rằng chúng làm giảm nguy cơ ung thư, rồi sẽ bán những chiếc giường tắm nắng này với giá từ 1.200-4.000 USD mỗi chiếc. Một lần nữa, bài viết của Mercola sẽ trích rất nhiều nghiên cứu khoa học, nhưng là nghiên cứu kém chất lượng.

Năm 2017, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ đã xác định bác sĩ Mercola quảng cáo sai sự thật về sản phẩm giường tắm nắng. Để tránh vướng vào vòng pháp lý, ông ta đã sẵn sàng hoàn trả 2,95 triệu USD cho các khách hàng đã mua sản phẩm này.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ cũng đã gửi thư cảnh báo cho bác sĩ Mercola khi ông bán các sản phẩm y tế không được chấp thuận vào năm 2005, 2006 và 2011. Mercola cũng sẵn sàng nộp phạt hàng triệu USD.

Năm ngoái, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, hệ thống truyền thông của bác sĩ Mercola lại nổi lên để chiếm sóng của các cơ quan y tế. Ông đã xuất bản rất nhiều bài viết đặt câu hỏi về nguồn gốc của căn bệnh này, một chủ đều rất viral vào thời điểm đó.

Những nội dung kế tiếp của Mercola cũng gây ra rất nhiều tranh cãi, ông trích dẫn một nghiên cứu nói rằng khẩu trang không ngăn được sự lây lan của virus. Kết quả là rất nhiều người đã nghe theo và từ chối đeo khẩu trang.

The New York Times vạch mặt ông hoàng tin giả trong đại dịch Covid-19: Là một bác sĩ viết sách bán chạy nhất The New York Times - Ảnh 8.

Phong trào từ chối khẩu trang ở Mỹ trong những ngày đầu đại dịch Covid-19 cũng có dấu ấn của bác sĩ Mercola.

Cuối cùng, Mercola sẽ bán hàng, các sản phẩm mà ông vốn có trên trang web, tuyên bố chúng như một cách đề phòng ngừa Covid-19. Để bảo vệ công việc kinh doanh của mình, dĩ nhiên ông ta cũng sẽ thúc đẩy các nội dung chống vắc-xin.

"Mercola là nhà tiên phong trong phong trào chống vắc-xin. Và ông ta cũng là một bậc thầy trong việc tận dụng những giai đoạn không chắc chắn như đại dịch, để phát triển phong trào của mình", Kolina Koltai, một nhà nghiên cứu tại Đại học Washington, người chuyên tìm hiểu về sự lan truyền của các thuyết âm mưu trên internet cho biết.

Trong mội bài đăng mới nhất trên Facebook của mình vào thứ sáu tuần trước, bác sĩ Mercola đã lại trích dẫn một nghiên cứu nói vắc-xin của Pfizer chỉ có hiệu quả 39% với biến thể Covid-19. Nhưng đúng như thủ thuật, Mercola đã không trích dẫn những thống kê khác cho thấy vắc-xin có hiệu quả 91% để chống lại các ca nhiễm Covid-19 nặng.

"Vậy mà họ đã nói với chúng ta rằng vắc-xin có hiệu quả tới 95%", Mercola kết luận. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau đó, bài viết này đã lại được chia sẻ tới hơn 200 lần.

(Theo Pháp luật & Bạn đọc, Nytimes)

Phương Nguyễn (Theo Reuters)

Ictnews

Xem thêm: nhc.61905210282701202-semit-kroy-wen-eht-tahn-yahc-nab-hcas-teiv-is-cab-tom-al-91-divoc-hcid-iad-gnort-aig-nit-gnaoh-gno-tam-hcav-semit-kroy-wen-eht/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“The New York Times vạch mặt 'ông hoàng tin giả' trong đại dịch Covid-19: Là một bác sĩ viết sách bán chạy nhất The New Y”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools