Tôi có thể đóng bảo hiểm xã hội ở mức nhiều hơn để sau này về già được hưởng lương hưu cao hơn hay không?
Luật sư tư vấn
Theo khoản 2 điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Do đó, công ty buộc phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theo mức tiền lương nêu trên. Trường hợp tiền lương đóng bảo hiểm xã hội công ty kê khai thấp hơn thực tế thì người lao động cần phải yêu cầu công ty thực hiện đúng nhằm bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Đối với trường hợp công ty đã đóng bảo hiểm xã hội với mức tiền lương thực tế của người lao động mà người lao động muốn đóng thêm để sau này được hưởng lương hưu cao hơn, người lao động cần thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tăng lương cho mình.
Lưu ý, theo khoản 3 điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trường hợp tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở (20 lần mức lương cơ sở hiện nay là 29,8 triệu đồng) thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ khoản 1 điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Luật sư Phạm Thanh Hữu
Đoàn luật sư TP HCM
Xem thêm: lmth.3081334-oac-uuh-gnoul-gnouh-ed-noh-ueihn-ioh-ax-meih-oab-gnod-coud-oc/ten.sserpxenv