vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh doanh mãi chưa khấm khá, cần nhận biết 3 thời điểm doanh nghiệp cần thay đổi trước khi chết yểu

2021-07-30 10:45

Mọi doanh nghiệp nhỏ đều gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định từ bỏ một hình thức kinh doanh. Doanh nhân nào cũng gặp phải những khó khăn này. Tôi chỉ muốn nói rằng, ngay cả những nhà kinh doanh thành công nhất vẫn băn khoăn về việc có nên từ bỏ một hình thức kinh doanh không phù hợp và thử một thứ khác hay không. Tôi làm việc tại Sageworks, cũng có thời điểm công ty gặp khó khăn nhưng chúng tôi vẫn nằm trong bảng xếp hạng 500 công ty có doanh thu lớn nhất Hoa Kỳ tới hai lần.

Dưới đây là ba cách xác định thời điểm thích hợp để doanh nghiệp thay đổi:

1. Sau nhiều lần đạt doanh thu thấp (không tạo ra lợi nhuận)

Thông thường, một doanh nghiệp mất từ 3 đến 7 năm để thu được lợi nhuận. Tôi muốn đưa ra một khoảng thời gian cụ thể hơn nhưng nó còn phụ thuộc vào từng ngành kinh doanh. Các doanh nghiệp có hình thức kinh doanh phức tạp có thể mất tới 7 năm để khởi nghiệp thành công.

Trong giai đoạn đầu, bạn có thể thay đổi sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Nếu sản phẩm giành được thị phần và phát triển trên thị trường thì doanh thu và lợi nhuận cũng sẽ tăng lên.

Đến giai đoạn cuối của chu kỳ phát triển, bạn nên ngừng ngay việc kinh doanh nếu tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp chậm lại hoặc giảm sút. Đừng lãng phí thời gian của doanh nghiệp nếu số liệu doanh thu của bạn cứ mãi dừng lại ở một con số và đừng nuôi hy vọng rằng bạn sẽ tìm ra cách giúp nó tăng trưởng trở lại.

Khi tôi điều hành một công ty tư vấn vào những năm 1990, tôi đã từng hy vọng sẽ giúp công ty phát triển. Ban đầu doanh thu có tăng trưởng, nhưng từ năm thứ 3 trở đi doanh thu liên tục giảm. Tôi cố gắng kinh doanh thêm 3 năm nữa và tôi vô cùng hối hận về quyết định này. Lẽ ra tôi nên nhận ra việc muốn mở rộng quy mô kinh doanh là điều không thể. Một công ty cần thuê 1 nhà tư vấn - họ có thể thuê tôi để đưa ra lời khuyên cho họ, nhưng họ không thể thuê cả một công ty chuyên tư vấn được.

2. Doanh nghiệp của bạn vay rất nhiều tiền

Mục tiêu cơ bản của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận. Có quá nhiều khoản nợ sẽ khiến bạn không thể đạt được mục tiêu đó.

Bằng cách "vay mượn", nghĩa là bạn nhận bất kỳ nguồn tài chính nào từ nơi khác. Đây có thể hiểu là hình thức tài trợ hạt giống kiểu cũ – bạn vay một khoản tiền từ ngân hàng, gia đình hoặc các khoản tài trợ bên ngoài như vốn mạo hiểm và đầu tư thiên thần.

Những nguồn tài chính này có thể làm gián đoạn dòng tiền doanh thu. Hiện nay tôi thấy nhiều công ty thường tránh việc dùng tài trợ từ bên ngoài để tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Chắc hẳn một vòng gọi vốn nghe có vẻ hay, nhưng theo tôi nếu bạn sử dụng vòng gọi vốn này bạn đang phạm phải một sai lầm cơ bản. Ngày nay các công ty dựa vào nguồn tài trợ để phát triển doanh nghiệp, bỏ qua sự tăng trưởng hữu cơ có thể làm sai lệch giá trị của doanh nghiệp nhanh chóng.

Liệu doanh nghiệp của bạn có tiếp tục phát triển nếu không dùng tới các nguồn tài trợ? Nếu câu trả lời là không thì doanh nghiệp của bạn đang gặp vấn đề. Tôi cho rằng một người gây quỹ thành công chưa chắc có thể điều hành doanh nghiệp thành công.

3. Bạn ghét làm việc vào cuối tuần

Bạn mở một doanh nghiệp với mục tiêu và lý tưởng cao cả nhất đó là vì đam mê. Bạn không quan tâm đến việc mình đi làm sớm như thế nào và về nhà muộn ra sao. Tới khi bạn bắt đầu cảm thấy mình không còn muốn làm việc vào cuối tuần, tôi nghĩ đó chính là dấu hiệu cho việc bạn đã hết đam mê với công việc đó. Nếu đây là việc kinh doanh mơ ước của bạn thì bạn không nên quan tâm tới thời gian để hoàn thiện nó.

Nếu bạn đánh mất động lực kinh doanh trước đây, điều này lại chính trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp của bạn vượt qua khó khăn và tạo ra cơ hội để bạn chuyển sang hình thức kinh doanh khác.

Mai Phương

Theo INC

Xem thêm: nhc.22615108092701202-uey-tehc-ihk-court-iod-yaht-nac-peihgn-hnaod-meid-ioht-3-teib-nahn-nac-ahk-mahk-auhc-iam-hnaod-hnik/nv.zibefac

Comments:0 | Tags: vay

“Kinh doanh mãi chưa khấm khá, cần nhận biết 3 thời điểm doanh nghiệp cần thay đổi trước khi chết yểu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools