Và cơ hội cho cổ phiếu nhóm ngành này có còn không trong nửa cuối năm nay?
Trong chương trình tư vấn đầu tư chủ đề "Ngành Ngân hàng – Điểm sáng từ câu chuyện tăng vốn" do SSI tổ chức, các chuyên gia SSI và chuyên gia trong ngành ngân hàng cũng đã có những chia sẻ chi tiết hơn về các vấn đề này.
Ông Nguyễn Hưng (TGĐ TienphongBank) – ngoài cùng bên phải và bà Hoàng Việt Phương – GĐ Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư SSI trong chương trình.
Ngân hàng tạo ra lợi nhuận từ đâu?
Ông Nguyễn Hưng – TGĐ Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienphongBank – Mã chứng khoán TPB) chia sẻ, với NHTM, nghiệp vụ chính là huy động vốn và cho vay. Ngân hàng thì huy động vốn từ các tổ chức, dân cư và trên thị trường liên ngân hàng (thường gọi là thị trường 2), sau đó "hòa trộn" các nguồn vốn đó vào, mang cho vay. Tất nhiên, ngân hàng sẽ tính toán cho vay để có lợi suất cao hơn lãi đã trả cho người gửi tiền, sao cho chất lượng khoản vay tốt nhất, nợ xấu trong phạm vi kiểm soát được, và để cả phần dự trữ để đảm bảo thanh khoản – để trả cho những người gửi tiền khi tới hạn rút tiền.
Ngoài ra, ngân hàng có nhiều nghiệp vụ khác có thể mang lại lợi nhuận đáng kể trong tổng lợi nhuận ngân hàng, như trong các hoạt động dịch vụ (liên quan nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán trong nước – quốc tế, nghiệp vụ phái sinh, nghiệp vụ đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường tài chính…).
Thông thường, ngân hàng truyền thống có 70-80% thu nhập đến từ tín dụng, tức là phần thu từ cho vay trừ đi phần chi trả lãi cho người gửi tiền, ngoài ra có 10-20% từ phí dịch vụ, trên dưới 10% từ hoạt động kinh doanh khác (như hoạt động đầu tư, hoạt động liên quan đến nắm giữ các trạng thái kinh doanh ngoại tệ, hay kinh doanh giấy tờ có giá)
Ông Nguyễn Hưng – Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Khác với doanh nghiệp thông thường, hoạt động dựa trên những điều mà pháp luật không cấm, còn ngân hàng hoạt động theo những gì "được cho phép", theo các khuôn khổ pháp lý, quy định rất chặt chẽ, bị giới hạn bởi nhiều chỉ số khác nhau.
Theo đó, việc duy trì một ngân hàng hoạt động hiệu quả, lành mạnh, đảm bảo các quy định, có lợi nhuận tốt là vấn đề lớn với từng ngân hàng thương mại.
Các chỉ số chính để đánh giá "sức khỏe" của một ngân hàng
Ngân hàng có chỉ số đặc thù, để phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng dưới góc độ nhà đầu tư, các chuyên gia SSI đưa ra 2 nhóm chỉ số chính.
Nhóm 1 liên quan chất lượng tài sản: chỉ số nợ xấu NPL và chỉ số bao nợ xấu. Trong đó, chỉ số NPL, mức độ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng từ 2012- thời điểm xấu nhất ở chu kỳ kinh tế trước ở mức 2,25%. Ở thời điểm hiện tại, trung bình ghi nhận được trên BCTC ngân hàng niêm yết là 1,3%
Nhóm 2, chỉ số hiệu quả hoạt động có vài chỉ số sử dụng được là ROE (Lợi nhuận/VCSH) – rất quan trọng, chỉ số CIR (chỉ số chi phí/thu nhập), chỉ số NIM (biên lãi thuần).
Bà Hoàng Việt Phương – GĐ Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư – CTCP Chứng khoán SSI cho rằng, ROE càng cao càng tốt, với ngân hàng, trong quá khứ mức trung bình 10.5-12% trong giai đoạn 2012 -2016. Nhưng giai đoạn vài năm gần đây, ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt, ROE có thể đạt được 18-20%, có ngân hàng có ROE hơn 20%.
Bà Hoàng Việt Phương – Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư – CTCP Chứng khoán SSI
Một thắc mắc khác cho các NĐT mới, đó là nên sử dụng P/E hay P/B đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Theo ông Hạnh, trong các công ty tài chính nói chung, ngân hàng nói riêng, nhà đầu tư ưa thích dùng chỉ số P/B hơn. Đặc thù ngành đầu tư tài chính là đầu tư vào các tài sản rất có thanh khoản và họ kinh doanh dựa trên hiệu suất của tài sản rất lớn, nên khi kinh doanh, đánh giá họ sẽ nhìn xem có sự thay đổi nào trong chất lượng tài sản, khiến lập luận của họ sẽ thay đổi mạnh.
Đơn cử trong năm 2021, khi có thay đổi lãi suất đầu vào đầu ra, dẫn đến NIM thay đổi thì thay đổi tốc độ tăng trưởng LN rất lớn, ảnh hưởng mạnh đến Bookvalue của doanh nghiệp.
SSI tiến hành lọc thì P/B chỉ có 1 lần vào đầu năm 2019, thì nay, với lợi nhuận ngân hàng tăng mạnh, bên cạnh định giá tăng lên 2-2,5 lần, cho thấy sức hấp dẫn cổ phiếu ngành ngân hàng khi lợi nhuận vừa tăng thì định giá cũng tăng theo, tạo ra cổ phiếu vượt trội thị trường, hấp dẫn nhà đầu tư
Trong góc nhìn của lãnh đạo của một ngân hàng, ông Hưng cho rằng, ngân hàng có Bookvalue tốt, như vậy chỉ số P/B thấp thì cũng thể hiện ngân hàng ấy có gì đó tương đối lành mạnh. Đi kèm P/E, kết hợp 2 chỉ số này thì ta cũng có thể nhìn nhận để quyết định đầu tư ngân hàng
Ngân hàng tương đối khác doanh nghiệp – nhìn doanh thu và có giá vốn hàng bán, còn doanh thu ngân hàng thì không có giá vốn hàng bán, mà chỉ tính đúng từ phần lãi suất sinh ra thêm từ việc cho vay hoặc trả lãi. Và các phần thu khác của ngân hàng gần như là phần thu Net (ròng) trừ đi chi phí hoạt động, chi phí khác. Nên đâu đó, cách tính Bookvalue, lợi nhuận của ngân hàng cũng khác với DN thông thường.
Ông Hưng cho rằng, tổng thể thì cả 2 chỉ số này đều có thể quyết định đầu tư tương đối chính xác. Kỹ lưỡng hơn có thể phân tích chất lượng tài sản ngân hàng, tỷ lệ bao nợ xấu bao nhiêu, tỷ lệ nợ xấu, hay cơ cấu Casa (cơ cấu dòng tiền có giá vốn rẻ trong nguồn vốn huy động của ngân hàng), hay danh mục đầu tư có vào ngành hiệu quả, hay vào ngành nào phức tạp …để đánh giá cổ phiếu ngân hàng có tiềm năng không
Cơ hội trong nửa cuối năm với cổ phiếu ngân hàng
Về mức tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm 2021, bà Phương nhận định, sẽ chậm lại (do nền cơ sở so sánh thấp cùng kì không còn trong nửa cuối năm, dịch bệnh) , khoảng 13% nhưng nhìn cả năm 2022, quay lại là 21% - cao hơn mức tăng trưởng của doanh nghiệp niêm yết mà SSI ước tính cho 2022.
Theo đó, diễn biến cổ phiếu ngân hàng trong nửa cuối năm sẽ có sự phân hóa, nhà đầu tư có thể tìm kiếm cổ phiếu có khả năng duy trì tăng trưởng mạnh trong cuối năm, có câu chuyện riêng như tăng vốn để làm nguồn động lực cho tăng trưởng trong dài hạn.
Nếu để so sánh cổ phiếu ngân hàng có thể gây khó khăn cho nhà đầu tư vì chưa thành thạo phân tích các chỉ số, chưa nắm được đặc thù của hoạt động ngân hàng, thì các nhà đầu tư có xu hướng mua cả rổ các cổ phiếu ngân hàng. Chẳng hạn các sản phẩm như chứng chỉ quỹ ETF FINLEAD có thể được lựa chọn.
Ông Nguyễn Minh Hạnh – GĐ Đầu tư – Công ty TNHH Quản lý Qũy SSI (SSIAM)
Ông Hạnh chia sẻ, trong 6 tháng đầu năm, CCQ ETF VN FINLEAD có mức sinh lợi hơn 68%, sau đợt giảm của thị trường trong tháng 1, tháng 7, thì ít có NDT có được mức lợi nhuận này. Dĩ nhiên, NDT kiên trì nắm giữ cổ phiếu ngân hàng và không sử dụng margin thì họ cũng có lợi nhuận đầu tư tốt. Nhưng, nhiều nhà đầu tư dùng đòn bẩy nhiều thì ảnh hưởng lớn khi thị trường điều chỉnh
Mua CCQ ETF bất lợi tạm thời là không được sử dụng margin, nhưng thuận lợi là khi thị trường điều chỉnh không bị ảnh hưởng quá lớn so với cầm cổ phiếu đơn lẻ mà dùng đòn bẩy. Đến thời điểm hiện tại, sau khi thị trường giảm mạnh trong tháng 7, quỹ ETF VNFINLEAD do SSIAM quản lý vẫn có hiệu quả đầu tư gần 45% so với đầu năm. Rủi ro là có, nhưng rủi ro cả rổ sẽ ít hơn cổ phiếu riêng lẻ, nhưng sẽ có rủi ro về ngành vì đây là chỉ số ngành.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!