Lee và Biles khoe chiếc HCB nội dung đồng đội nữ. ẢNH: REUTERS
Sunisa Lee xuất thân trong gia đình cả cha và mẹ cô là người dân tộc H’Mông di cư đến Mỹ từ Lào. Ông bà luôn hỗ trợ hết mình, hy sinh tất cả để cho cô con gái nhỏ có thể đến thế vận hội. Chỉ vài ngày trước khi Lee ra mắt tại vô địch Mỹ năm 2019, cha cô đã ngã từ thang xuống đất và bị liệt nửa người.
Năm 2020, COVID-19 cũng đã cướp đi mạng sống của dì và chú của Lee, những người đã pha trà thảo mộc và xoa bóp cho Lee nhưng khi cô mệt mỏi.
Chia sẻ trong nước mắt hạnh phúc, VĐV 18 tuổi cho biết: “Tất cả chúng tôi chỉ khóc trên điện thoại. Đó là một khoảnh khắc rất siêu thực và tôi rất hạnh phúc. Cha và mẹ tôi là những người tuyệt vời nhất cuộc đời tôi. Tôi yêu họ rất nhiều. Khi tôi nói ‘con đã làm được’, tất cả chúng tôi cùng òa khóc”.
Cầu thăng bằng là nội dung Lee "sợ" nhất ở phần thi toàn năng. Ảnh: REUTERS
Sunisa Lee không mạnh về cầu thăng bằng, nội dung thuộc hàng khó nhất thế giới. Thậm chí, cô không được xem là “kỳ vọng vàng” tại Tokyo. Nhưng sau khi đồng đội Simone Biles rút khỏi vì lý do sức khỏe tinh thần, Lee đã dũng cảm bước lên và giành chiếc HCV trong sự thán phục của Biles.
“Bước vào cuộc đối đầu này, tôi cảm thấy mình có rất nhiều áp lực. Về cơ bản, tôi chỉ đứng thứ hai sau cô ấy suốt mùa giải. Thế nên tôi biết rằng, mọi người đang trông chờ vào việc tôi sẽ về nhì hoặc vô địch. Tôi cố gắng không quá tập trung vào điều đó bởi nó sẽ khiến tôi thêm lo lắng”, Lee trải lòng.
Sunisa Lee vở òa sau khi đăng quang TDDC toàn năng nữ tại Olympic 2020. Ảnh: REUTERS
Là người Mỹ gốc H’Mông đầu tiên tham dự Olympic, giành được hai huy chương (HCB đồng đội nữ), Lee cho biết cô ấy tự hào về cộng đồng của mình, đặc biệt là sự hỗ trợ mà cô nhận được tại quê nhà Minnesota.
Sunisa Lee bắt đầu tập TDDC từ năm 6 tuổi bằng những màn nhào lộn khắp nhà. Mẹ cô thì bực tức nhưng Lee lại được cha phát hiện và huấn luyện, đưa cô đến một phòng tập thể dục địa phương.
Trước đó vài ngày, cô gái 19 tuổi đã cùng các đồng nghiệp Mỹ bước lên bục nhận chiếc HCB đồng đội nữ. Ảnh: REUTERS
Lee chia sẻ thêm: “Thật buồn vì cha không thể ở đây, trong khoảnh khắc giấc mơ thành hiện thực bởi nó là niềm mơ ước của chúng tôi. Chúng tôi luôn nói về điều này. Nếu tôi giành được HCV, ông ấy sẽ bước ra sàn thi đấu và ôm chầm lấy tôi”.
Trước khi bước vào trận chung kết, Lee đã gọi điện nói chuyện mình, “Ông bảo tôi hãy ra ngoài đó và cố gắng hết sức. Cha dặn tôi đừng quá tập trung vào điểm số hay bất cứ thứ gì, vì trong tim họ, tôi đã là người chiến thắng”, Lee kể.