vĐồng tin tức tài chính 365

Ngân hàng lo lắng khi nợ xấu tăng trở lại

2021-07-31 13:27

Bức tranh nợ xấu của các ngân hàng theo báo cáo kết kinh doanh quý 2.2021 vừa được công bố, thể hiện nhiều gam màu xám.

Nợ xấu tính đến ngày 30.06.2021 tăng mạnh 52% so với đầu năm, ghi nhận gần 14.500 tỉ đồng, có thể coi là điểm tối trong kết quả kinh doanh của VietinBank quý 2/2021. Báo cáo tài chính quý 2 vừa công bố của ngân hàng này cho thấy có sự dịch chuyển nhóm nợ từ nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ sang nợ có khả năng mất vốn. Tỉ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 0,94% lên 1,34%. Trong quý 2, VietinBank dành ra hơn 7.100 tỉ đồng để trích lập dự phòng rủi ro, gấp 3,2 lần cùng kỳ.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất vừa công bố, Vietcombank báo lãi trước và sau thuế quý 2.2021 giảm 14% so với cùng kỳ, chỉ còn hơn 4.938 tỉ đồng và hơn 3.960 tỉ đồng. Trong kỳ kinh doanh này, Vietcombank tăng đến 74% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, trích lập hơn 3.225 tỉ đồng. Một điểm trừ nữa trong kết quả kinh doanh quý 2 của Vietcombank là tổng nợ xấu tại ngày 30.06.2021 tăng 31% so với đầu năm, chiếm gần 6.865 tỉ đồng. Tất cả các nhóm nợ xấu đều tăng mạnh, tăng cao nhất là nợ nghi ngờ (gấp 3,4 lần). Kết quả, tỉ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 0,62% lên 0,74%.

Theo Chứng khoán Bản Việt (VCSC), ACB mới đây đã tiết lộ một số thông tin quan trọng trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế trong nửa đầu năm 2021 đạt 6.400 tỉ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ và thực hiện 60,4% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Tuy nhiên, chi phí dự phòng của ACB trong 6 tháng tăng lên 2.000 tỉ đồng. Con số này cao gấp đôi so với cả năm 2020 và được giải thích là do ACB quyết định trích lập đầy đủ 1.400 tỉ đồng cho toàn bộ số dư nợ được tái cơ cấu, thay vì phân bổ trong 3 năm.

Trong quý 2, VIB cũng trích gần 314 tỉ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 18% so cùng kỳ. Tổng nợ xấu tại VIB tính đến ngày 30.06.2021 tăng 5% so với đầu năm, ghi nhận gần 3.094 tỉ đồng. Trong đó, tăng mạnh nhất là nợ dưới tiêu chuẩn. Tỉ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ 1,74% xuống còn 1,69%.

Trước tình hình hiện nay, các chuyên gia lẫn phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đều cảnh báo về việc nợ xấu có nguy cơ bùng phát trở lại do đại dịch COVID-19. Chuyên gia phân tích tài chính, ông Nguyễn Duy Phương, giám đốc quỹ đầu tư DG Investment nhận định khi ban hành Thông tư 03, NHNN hẳn cũng không lường trước được làn sóng COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp như hiện nay. NHNN tính toán doanh nghiệp có thể hồi phục trong 12 tháng, nhưng với diễn biến của đại dịch khó lường như hiện nay, cần nghiên cứu để có chính sách phù hợp với diễn biến mới. Một trong những khuyến nghị được đưa ra là cần sớm luật hóa việc xử lý nợ xấu.

NHNN cũng đã chính thức đề nghị xây dựng Luật xử lý nợ xấu, trong bối cảnh Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu sắp hết hiệu lực. Nghị quyết 42 chỉ có hiệu lực trong vòng 5 năm, nghĩa là sẽ hết hiệu lực vào ngày 15.8.2022 tới. Toàn bộ cơ chế xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 sẽ chấm dứt, TCTD/VAMC thực hiện việc xử lý nợ theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, đến thời điểm này, toàn hệ thống vẫn còn khoảng 425 nghìn tỉ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42, chiếm 42,27% tổng dư nợ xác định theo Nghị quyết số 42.

NHNN lo ngại, việc chấm dứt cơ chế xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 sẽ dẫn đến các khoản nợ cũ chưa xử lý xong trong khi đó nợ xấu mới tiếp tục hình thành do đại dịch COVID-19, sẽ phải kéo dài hoặc không thể xử lý được, đồng thời, TCTD thiếu cơ chế tự xử lý nợ xấu, vấn đề này có thể gây bất ổn cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Vì vậy, NHNN đề nghị luật hóa các quy định của Nghị quyết 42 dưới hình thức ban hành một luật về xử lý nợ xấu. Theo đó, các quy định thí điểm tại Nghị quyết 42 được quy định trong luật về xử lý nợ xấu của các TCTD, tạo hành lang pháp lý lâu dài, ổn định cho các TCTD xử lý nợ xấu, giảm sự xung đột giữa quy định tại luật này với các luật chuyên ngành khác khi luật này được ưu tiên áp dụng.

Xem thêm: odl.396639-ial-ort-gnat-uax-on-ihk-gnal-ol-gnah-nagn/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngân hàng lo lắng khi nợ xấu tăng trở lại”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools