Nghĩa là bữa ăn bán trú của học sinh Hanh Thông đã bị "rút ruột" nghiêm trọng suốt một thời gian dài.
Nhưng không chỉ bị ăn bớt, chất lượng bữa ăn trong nhà trường từ mầm non đến THPT còn gây bức xúc hơn nữa.
Cuối năm 2020, hàng trăm phụ huynh Trường tiểu học Trần Thị Bưởi ở TP Thủ Đức (quận 9 cũ) đã đến trường phản đối sau khi họ theo dõi và phát hiện khẩu phần ăn trưa của con mình quá tệ, nguồn thực phẩm đưa vào trường có cả rau củ giập, héo, thối...
Năm 2021, một nhóm phụ huynh Trường tiểu học Xuân Phú ở TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phản ảnh đến các cơ quan chức năng hình ảnh bữa ăn của học sinh lớp 2 chỉ có 3 lát chả cá, một ít giá xào và một bát canh "toàn quốc" với 2 lát bí đao xắt mỏng.
Nhưng đó chỉ là những vụ việc "không may" bị phụ huynh phát hiện. Bởi thực tế đã và đang xảy ra tình trạng: cùng một mức thu tiền ăn như nhau, cùng nằm trên địa bàn một quận, huyện nhưng học sinh trường X thì được ăn ngon, đầy đủ chất đạm và rau củ còn học sinh trường B thì suốt tuần chỉ ăn trứng hoặc đậu hũ, cá nục chiên cùng với canh "đại dương".
Ở các trường hiện nay, khoản tiền ăn, phí mua sắm dụng cụ bán trú, nước uống được xem là khoản thu hộ - chi hộ (thu bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu theo đúng tên gọi các khoản tiền). Việc tổ chức bán trú và phục vụ học sinh ăn uống là thỏa thuận dân sự giữa nhà trường và phụ huynh có nhu cầu. Nhưng thực tế thì trường quyết định tất cả: từ việc định ra mức thu tiền ăn đến việc chọn đơn vị cung cấp thực phẩm, đơn vị cung cấp suất ăn... Và chất lượng bữa ăn có tương xứng với khoản tiền phụ huynh đã đóng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cái tâm của người quản lý.
Trong khi đó, với đặc thù công việc phải đi làm suốt từ sáng đến chiều, đa số phụ huynh ở các khu đô thị bắt buộc phải gửi con cả ngày tại trường. Mà không chỉ có bữa trưa, bữa xế, nhiều phụ huynh bận rộn còn đăng ký cho con em mình ăn luôn cả bữa sáng trong trường. Như vậy, thể chất, sức khỏe của trẻ sẽ như thế nào khi các bữa ăn bán trú không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần có? Những người chủ tương lai của đất nước liệu có phát triển được không khi suốt từ sáng đến chiều chỉ ăn chất bột là chủ yếu?
Khi nào chất lượng bữa ăn bán trú mới được bảo đảm? Đến bao giờ "người lớn" sẽ không dám "ăn" vào bữa ăn của con trẻ? Đây là câu hỏi bức thiết và nhức nhối nhưng không phải không có câu trả lời. Bởi hiện nay, nhiều phụ huynh rất muốn và sẵn sàng tham gia giám sát bữa ăn bán trú song không thể thực hiện vì chưa được thể chế hóa.
Nếu có quy định, quy chế cụ thể về việc đảm bảo chất lượng bữa ăn trong nhà trường, phụ huynh học sinh sẽ "đường đường chính chính" kiểm tra đột xuất bếp ăn, kiểm tra nguồn thực phẩm, nguyên liệu chế biến cũng như hóa đơn, chứng từ liên quan. Bởi hơn ai hết, với thiên chức làm cha, làm mẹ, các vị phụ huynh sẽ là những người giám sát tốt nhất bữa ăn của con mình.
TTO - Kết luận thanh tra của Thanh tra quận Gò Vấp chỉ ra hiệu trưởng, kế toán và bếp trưởng của Trường tiểu học Hanh Thông nhận tiền hằng tháng từ đơn vị cung cấp thực phẩm với số tiền hơn 400 triệu đồng, vi phạm pháp luật phòng chống tham nhũng.
Xem thêm: mth.74335408010802202-urt-nab-na-aub-iohn-cuhn/nv.ertiout