vĐồng tin tức tài chính 365

Nước Đức và 3 tháng tự cứu mình khỏi cuộc khủng hoảng khí đốt

2022-08-02 15:18

Phủ Tổng thống Đức tại Berlin giờ đây đã không còn được thắp sáng đèn vào ban đêm. Giới chức thành phố Hanover cũng quyết định điều chỉnh nhiệt độ nước từ các vòi hoa sen công cộng như một cách để đối phó với cuộc khủng hoảng khí đốt vốn đang ngày càng trở nên trầm trọng. 

Chia sẻ trên Twitter, thị trưởng Hanover Belit Onay cho biết mục đích của những biện pháp trên là giảm mức tiêu thụ năng lượng xuống 15%, mức mà EU thông qua để đối phó với việc Nga giảm công suất đường ống Nord Stream 1.

Có thể đây vẫn là tháng cao điểm của mùa hè, song theo Bloomberg, Đức còn rất ít thời gian để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt năng lượng vào mùa đông này, điều chưa từng xảy ra đối với một quốc gia phát triển. Phần lớn châu Âu đều cảm thấy căng thẳng sau quyết định siết chặt nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga, song không một quốc gia nào bị ảnh hưởng nặng nề như nước Đức - nơi gần 1 nửa số hộ gia đình phải dựa vào nhiên liệu để sưởi ấm.

Theo các chuyên gia, chính quyền Thủ tướng Olaf Scholz chỉ đưa ra một vài mục tiêu cắt giảm nhu cầu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt thay vì phản ứng kịp thời đối với việc hỗ trợ một nước Đức dễ bị tổn thương. Việc Nga tiếp tục siết nguồn cung trong khi Pháp đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu điện sang các nước láng giềng cũng được cho là sẽ khiến Đức khó vượt qua 3 tháng mùa đông lạnh giá sắp tới. 

Nước Đức và 3 tháng tự cứu mình khỏi cuộc khủng hoảng khí đốt - Ảnh 1.

Việc Nga tiếp tục siết nguồn cung trong khi Pháp đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu điện sang các nước láng giềng sẽ khiến Đức gặp khó khăn

NAN GIẢI

“Những thách thức mà chúng ta đang đối mặt rất lớn và chúng ảnh hưởng đến toàn bộ các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế và xã hội”, Robert Habeck, phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức cho biết sau khi công bố kế hoạch chuyển một phần sự gia tăng chi phí sang người tiêu dùng. “Nhưng Đức là một quốc gia mạnh, một nền dân chủ mạnh. Đây là những tiền đề tốt để chúng ta có thể vượt qua cuộc khủng hoảng này”.

Giới phân tích dự báo Điện Kremlin sẽ chỉ có thể giữ ổn định dòng khí đốt quan trọng đến châu Âu ở mức tối thiểu, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị Nga-Ukraine vẫn đang tiếp diễn. Điều này đồng nghĩa với việc tình trạng thiếu hụt khí đốt trong khu vực sẽ vẫn diễn ra sau khi giá loại nhiên liệu này chạm mức kỷ lục trong năm nay.

Mới đây, một tờ báo Đức đã dẫn lời các chuyên gia kinh tế cảnh báo về rủi ro lạm phát, tình trạng thiếu lao động, tắc nghẽn nguồn cung nguyên liệu và thâm hụt khí đốt trầm trọng. Tất cả đều có thể khiến nền kinh tế đầu tàu của châu Âu rơi vào suy thoái trong năm nay và nếu tình trạng thiếu hụt năng lượng vượt ngoài tầm kiểm soát, bất ổn xã hội sẽ càng thêm phần trầm trọng. 

Đức giờ đây cũng không thể đặt hoàn toàn niềm tin vào Pháp, nơi các lò phản ứng hạt nhân đang bị gián đoạn. Giá điện tại hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã tăng kỷ lục vào tuần trước.

Nước Đức và 3 tháng tự cứu mình khỏi cuộc khủng hoảng khí đốt - Ảnh 2.

Nga, vốn được coi là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho Liên minh châu Âu với khả năng đáp ứng khoảng 40% nhu cầu, đã quyết định giảm dần sản lượng như một cách để “trả đũa” các lệnh trừng phạt. Thách thức theo đó đặt nặng lên EU trong nỗ lực ổn định dòng chảy khí đốt.

Nếu các biện pháp tái cân bằng cung-cầu không thành công, chính phủ có thể sẽ phải ban bố tình trạng "khẩn cấp" về khí đốt. Nhà nước sau đó kiểm soát chặt chẽ việc phân phối và quyết định xem ai mới là đối tượng được nhận nhiên liệu. 

Ngoại trừ bệnh viện, tình trạng cắt điện đang diễn ra trên khắp nước Đức. Các chủ nhà cũng lên kế hoạch cắt giảm nhiên liệu sưởi ấm vào ban đêm trong khi các tòa nhà công cộng, trong đó có Reichstag ở Berlin, quyết định tắt máy điều nhiệt.

Chi phí tăng gây thêm áp lực cho người nghèo. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Cologne, khoảng 1/4 người dân đã rơi vào tình trạng “nghèo năng lượng”, có nghĩa là chi phí sưởi ấm và chiếu sáng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng trang trải sinh hoạt phí. Chính phủ hiện đang thực hiện các chương trình viện trợ cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.

Nước Đức và 3 tháng tự cứu mình khỏi cuộc khủng hoảng khí đốt - Ảnh 3.

TỔN THẤT

Những đợt lạnh kéo dài sắp tới trên khắp châu Âu và châu Á sẽ buộc các công ty năng lượng phải tranh giành nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng vốn đã eo hẹp. Theo Penny Leake, một nhà phân tích nghiên cứu tại công ty tư vấn Wood Mackenzie Ltd., điều này có thể khiến rất nhiều các công ty phải tạm dừng hoạt động, đồng thời phá hủy khoảng 17% nhu cầu công nghiệp đối với nhiên liệu.

Một cuộc khảo sát đối với 3.500 công ty do DIHK thực hiện đã cho thấy 16% doanh nghiệp đang xem xét giảm sản xuất hoặc “đóng băng” một số hoạt động vì khủng hoảng năng lượng.

BASF SE là một trong số đó. Gã khổng lồ hóa chất này đang lên kế hoạch cắt giảm sản xuất khí amoniac, một thành phần quan trọng trong phân bón, trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao khiến hoạt động kinh doanh không có lãi. SE cũng dự định sẽ chuyển một phần dây chuyền sản xuất điện và hơi nước tại Ludwigshafen sang dầu nhiên liệu nhằm giải phóng khí đốt và bán lại cho lưới điện.

Giá năng lượng cao cũng khiến nhà sản xuất phân bón CF Industries Holdings phải đóng cửa vĩnh viễn một trong các nhà máy ở Anh. Cargill, thương hiệu cây trồng hàng đầu thế giới cũng đã phải dừng hoạt động một nhà máy chế biến hạt có dầu tại Anh. Trong khi đó, ở Pháp, các siêu thị lớn, bao gồm Carrefour và Monoprix, đã đồng ý giảm năng lượng tiêu thụ. 

Nước Đức và 3 tháng tự cứu mình khỏi cuộc khủng hoảng khí đốt - Ảnh 4.

Cung điện Bellevue, dinh thự chính thức của Tổng thống Đức

Theo IMF, ước tính Đức có thể mất 4,8% sản lượng kinh tế nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt. Mức thiệt hại được cho là 220 tỷ euro (225 tỷ USD), theo ngân hàng Bundesbank. Điều này sẽ khiến Đức mất dần khả năng cạnh tranh trong tương lai khi nhiều công ty rục rịch chuyển dây chuyền sản xuất sang một quốc gia khác. Do phần lớn kinh tế của Đức dựa vào xuất khẩu, nên việc các doanh nghiệp trọng điểm không thể hoạt động như trước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường Đức cũng như người dân nước này. 

Ngoài ra, theo Ngân hàng Thụy Sĩ UBS, việc Đức rơi vào cảnh thiếu hụt khí đốt, suy thoái kinh tế là điều khó tránh khỏi và thiệt hại có thể lên đến 6% GDP vào cuối năm 2023. Trong nửa cuối năm 2022, Đức có thể sẽ thiếu hụt 9% lượng khí đốt tiêu thụ, 10% vào năm 2023 và 4% vào năm 2024.

Theo Michael Kretschmer, giới chức bang Sachsen, “Hệ thống kinh tế của chúng ta có nguy cơ sụp đổ. Nếu không cẩn thận, Đức có thể trở thành quốc gia phi công nghiệp hóa”.

Tại Ludwigshafen, một trung tâm công nghiệp trên sông Rhine, giới chức địa phương cũng đang xem xét các cơ sở hạ tầng quan trọng phòng trường hợp xấu nhất, đồng thời cân nhắc việc biến một đấu trường thành phố, nơi thường xuyên tổ chức các sự kiện hòa nhạc, thành một "ốc đảo ấm áp", để hàng trăm người có thể thoát khỏi cái lạnh trong nhiều giờ cùng một lúc.

Nước Đức và 3 tháng tự cứu mình khỏi cuộc khủng hoảng khí đốt - Ảnh 5.

Việc Đức rơi vào cảnh thiếu hụt khí đốt, suy thoái kinh tế là điều khó tránh khỏi và thiệt hại có thể lên đến 6% GDP vào cuối năm 2023

Theo Jutta Steinruck, thị trưởng Ludwigshafen, “Chúng tôi biết rất nhiều người đang lo lắng vào lúc này. Mọi người đang tiết kiệm năng lượng mọi nơi có thể và điều này sẽ giúp ích cho chúng ta vào mùa thu và mùa đông sắp tới”.

Theo: Bloomberg 


http://tintuc.vdong.vn/08/1450403.htm

Huệ Anh

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Xem thêm: nhc.86180530120802202-tod-ihk-gnaoh-gnuhk-couc-iohk-hnim-uuc-ut-gnaht-3-av-cud-coun/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nước Đức và 3 tháng tự cứu mình khỏi cuộc khủng hoảng khí đốt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools