Theo nhóm nghiên cứu, đó chính là vòng xoáy ngân sách, vòng xoáy lao động và vòng xoáy cấu trúc kinh tế vùng.
Vòng xoáy ngân sách được nhận diện chính là thiếu đầu tư tương xứng của Nhà nước thời gian dài cho các khâu then chốt trong phát triển vùng, đặc biệt là hạ tầng giao thông và logistics. Hệ quả là lĩnh vực "đi trước mở đường" này trong tình trạng vừa thiếu, vừa yếu, vừa xuống cấp, kém hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân.
Đói đường cao tốc, khát đường giao thông là thực trạng ngó thấy của miền Tây, khiến nơi đây tụt hậu ngày càng xa so các vùng, miền và mặt bằng phát triển chung của cả nước.
Vòng xoáy lao động với tình trạng thiếu việc làm tại chỗ, phần lớn người trẻ tuổi bị "đẩy" ra khỏi vùng, lên TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, dẫn đến sự suy giảm trầm trọng số lượng lẫn chất lượng lao động. Kết quả tổng điều tra dân số, nhà ở năm 2019 cũng đã chỉ ra trong 10 năm đã có hơn 1,3 triệu người Đồng bằng sông Cửu Long di cư khỏi vùng.
Vòng xoáy cơ cấu kinh tế vùng được cho là sự thiên lệch trong việc thực thi sứ mệnh an ninh lương thực. Một thời gian dài Đồng bằng sông Cửu Long phải ưu tiên giữ đất trồng lúa.
Đầu tư hệ thống thủy lợi, đê bao ngăn mặn, giữ ngọt chủ yếu phục vụ thâm canh, tăng vụ lúa. Sản lượng lúa trở thành chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của các tỉnh mà đúng ra phải là giá trị thay cho sản lượng hiện vật.
Khuyến nghị chính sách được đưa ra tập trung vào 3 mắt xích. Đó chính là việc thay đổi quan điểm về an ninh lương thực. Cụ thể là cho phép các địa phương chỉ giữ một diện tích đất lúa hợp lý đảm bảo cho 3 cân đối: tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và dự trữ.
Mắt xích thứ hai cần đảo ngược là tăng đầu tư cho vùng với các ưu tiên hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, logistics.
Mắt xích thứ ba cần phải đảo ngược là số lượng, chất lượng nguồn nhân lực với việc tăng cường thu hút đầu tư, tạo cơ hội việc làm để giữ chân lao động, một bộ phận lớn nông dân sẽ trở thành công nhân; đồng thời cải thiện kiến thức, kỹ năng của người lao động.
"3 vòng xoáy" và "3 mắt xích" này thật ra không phải là một phát hiện hoàn toàn mới, nhưng nó cho thấy thách thức ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn; không chỉ nhận diện, có tư duy phát triển, tiếp cận hệ thống mà phải được thực thi có trọng điểm và quyết liệt hơn nữa để tránh tụt hậu xa hơn.
Đường lên nào trước "3 vòng xoáy đi xuống" của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị, nghị quyết 120 của Chính phủ và quyết định số 287 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chính là phác thảo "đường lên" cho "3 vòng xoáy đi xuống" của vùng Tây Nam Bộ.
Sự "chuyển hướng chiến lược" trong tư duy phát triển vùng, từ "khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh" sang "thích ứng thuận thiên", phục hồi và tăng cường "sức khỏe" cho đồng bằng, biến thách thức thành cơ hội; lấy con người làm trung tâm, coi tài nguyên nước là cốt lõi trong suốt quá trình phát triển.
Không chỉ nhận diện nguy cơ, "3 vòng xoáy" mà quan trọng hơn là xác định rõ thời cơ để vùng này chuyển đổi sang mô hình phát triển mới theo hướng tăng giá trị, phát huy các nguồn lực tự nhiên, con người, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Vấn đề cốt lõi của v vẫn là định vị vùng, bố trí không gian và huy động các nguồn lực phát triển với mục tiêu đưa vùng này thành nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư cùng với các cộng đồng dân cư chung sống thịnh vượng và năng động để tạo ra giá trị mới cho vùng đất Chín Rồng. Đường lên đã rõ, nhưng lực đẩy, tăng tốc không chỉ phụ thuộc ở tầm nhìn.
TTO - Hôm qua 21-6, Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030 do Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức đã diễn ra tại Cần Thơ.
Xem thêm: mth.79414057030802202-gnoux-id-yaox-gnov-3-ohc-nel-gnoud/nv.ertiout