vĐồng tin tức tài chính 365

Ninh Bình: Chỉ định mua hàng Việt Á từ khi lập dự toán

2022-08-05 09:14

Chuyển hồ sơ sang công an

Theo tài liệu PV Tiền Phong có được, ngày 28/3/2020, ông Tống Quang Thìn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình ký quyết định cấp bổ sung ngân sách tỉnh năm 2020 cho BV Đa khoa tỉnh Ninh Bình để mua bổ sung trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể, tỉnh Ninh Bình cấp bổ sung 2,421 tỷ đồng từ nguồn kinh phí dự phòng Ngân sách tỉnh năm 2020 cho BV Đa khoa tỉnh Ninh Bình để mua 43 mặt hàng vật tư y tế phòng chống dịch.

Đáng chú ý, trong danh sách chi tiết kinh phí mua sắm bổ sung kèm theo quyết định của UBND tỉnh ghi rõ bộ sản phẩm LightPower IVA SARS-CoV-2 1RT-rPCR Plus Kit (Bộ chạy hóa chất của Việt Á, mỗi bộ 50 test). Số lượng là 30 bộ với đơn giá là 52,5 triệu đồng/bộ (tổng số tiền là 1,575 tỷ đồng). Việc này, UBKT Tỉnh ủy Ninh Bình xác định, BV Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã lập dự toán chưa đúng quy định khi đưa tên nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa (kit xét nghiệm của Công ty Việt Á) vào trong danh mục để lập dự toán, trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và được UBND tỉnh Ninh Bình quyết định cấp bổ sung ngân sách.

Cùng với tờ trình của Sở Tài chính, đến ngày 29/3/2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Tống Quang Thìn ký quyết định phê duyệt danh mục, số lượng, dự toán mua sắm một số hóa chất xét nghiệm COVID-19 của BV Đa khoa tỉnh Ninh Bình nêu trên.

Trước đó, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Ninh Bình xác định, BV Đa khoa tỉnh đã chỉ định thầu rút gọn, ký kết hợp đồng mua kit xét nghiệm của Công ty Việt Á theo đơn giá cố định, với giá trị 1,575 tỷ đồng. UBKT tỉnh ủy Ninh Bình xác định, thời điểm ký hợp đồng, Công ty Việt Á chưa đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế. Cuối năm 2020, BV Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã nghiệm thu và thanh toán cho Công ty Việt Á số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Theo chứng từ thanh toán lưu tại hồ sơ mua sắm mà BV Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã thanh toán cho Công ty Việt Á cho thấy, giá kit xét nghiệm của Công ty Việt Á cao gấp 2 lần so với giá mua sản phẩm cùng loại của các đơn vị khác cùng thời điểm đó (so với giá của Bộ Y tế quy định, bệnh viện này mua cao hơn 580 nghìn đồng/test). Trong hóa đơn cũng nêu rõ số lượng kit xét nghiệm, số tiền mà bệnh viện này đã thanh toán là hơn 1 tỷ đồng. Như vậy, BV Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước số tiền 580 triệu đồng. Xét thấy có nhiều dấu hiệu vi phạm, UBKT Tỉnh ủy Ninh Bình đã chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, làm rõ.

Dấu hiệu chia nhỏ gói thầu để chỉ định

Theo tài liệu Tiền Phong có được, trong năm 2021, Giám đốc BV ĐK tỉnh Ninh Bình Phạm Văn Hiệp ký hơn 200 quyết định lựa chọn nhà thầu. Trong đó, đa số các gói thấu mua sắm vật tư y tế có giá trị dưới 500 triệu đồng.

Đáng chú ý, trong năm, ông Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Ninh Bình ký khoảng 40 quyết định phê duyệt trúng thầu đối với các vật tư, kit xét nghiệm trong phòng chống dịch COVID-19. Tức là, có tháng, bệnh viện phê duyệt 2 - 3 gói thầu mua sắm kit xét nghiệm, vật tư y tế phòng chống dịch. Các gói thầu sắm kit xét nghiệm phòng chống dịch COVID-19 đều có giá trị trung bình từ chỉ từ 100, 200, 300 đến dưới 500 triệu đồng.

Đáng chú ý, các đơn vị được lựa chọn mua sản phẩm xoay quanh 3 công ty là Cty CP Bimetech (địa chỉ ở quận Hoàng Mai, Hà Nội), Cty TNHH EVN Dược phẩm và Y tế (địa chỉ ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) và Cty CP Giải pháp Y tế Hà Nội (địa chỉ ở quận Đống Đa, Hà Nội).

Với những tài liệu hiện có cho thấy, có giai đoạn cùng thời điểm, với chủng loại kit xét nghiệm giống nhau, cùng một đơn vị cung cấp nhưng có dấu hiệu BV Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã tách thành nhiều gói thầu mua sắm để sau đó chỉ định thầu theo hình thức rút gọn.

Trong đó, riêng đối với Cty CP Giải pháp Y tế Hà Nội, BV Đa khoa tỉnh Ninh Bình ký 24 quyết định mua sắm vật tư xét nghiệm (trong đó có 14 quyết định mua sắm kit xét nghiệm, vật tư phòng chống dịch COVID-19) với doanh nghiệp này. Trong đó, có những gói thầu mua sắm bổ sung hóa chất xét nghiệm phục vụ phòng chống dịch COVID-19 chỉ căn cứ trên kế hoạch mua sắm của bệnh viện và hợp đồng với đơn vị trúng thầu theo đơn giá cố định. Có gói thầu chỉ định thầu rút gọn, có gói thầu khi ký kết hợp đồng với đơn vị thực hiện, có thời gian kéo dài trong hơn 90 ngày hoặc thậm chí có gói thầu thực hiện trong vòng 1 năm.

Trao đổi với phóng viên, một chuyên gia trong lĩnh vực đấu thầu cho rằng, Bệnh viện cần xây dựng kế hoạch mua sắm cho từng tháng, quý, năm theo nhu cầu phòng, chống dịch chứ không được thực hiện bị động, nhỏ lẻ theo từng lần đề xuất. Kế hoạch này phải được báo cáo với Sở Y tế và được chấp thuận. Khoản 3, Điều 9 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính (Quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp) nghiêm cấm việc chia lẻ gói thầu để thực hiện việc mua sắm theo hình thức không phải đấu thầu hoặc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không đúng quy định.

Theo Long Vân

Tiền Phong

Xem thêm: nhc.52841238050802202-naot-ud-pal-ihk-ut-a-teiv-gnah-aum-hnid-ihc-hnib-hnin/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ninh Bình: Chỉ định mua hàng Việt Á từ khi lập dự toán”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools