Một bệnh nhân bị ngộ độc rượu được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.HCM) - Ảnh: BVCC
Theo nội dung vụ án, bà N.T.H. làm nghề sản xuất và kinh doanh rượu nhưng không đăng ký kinh doanh, rượu không có nhãn hiệu và không rõ nguồn gốc.
Đầu năm 2016, bà H. mua rượu trắng (loại rượu nấu bằng sắn), cồn 960, táo mèo, đường đỏ, gạo nếp lức... để pha chế rượu và chiết ra từng chai bán cho các quán cơm, cửa hàng tạp hóa tại khu vực quận Hà Đông, Đống Đa, Thanh Xuân (Hà Nội).
Chị N.T.L. là chủ quán bán bún và phở, thường nhập lẻ rượu của bà H. để bán cho khách đến quán ăn bún, phở. Khoảng 17h30 ngày 28-2-2017, anh N.M.K. cùng con đến quán của chị L. ăn phở và uống 2 chén rượu trắng.
Sau khi uống rượu, anh K. thấy nhức gáy, gai người, nổi da gà. Đến 6h ngày 1-3-2017, anh K. được đưa đi cấp cứu trong tình trạng hôn mê, da xanh, niêm mạc hồng nhạt, tuyến giáp không to, hạch ngoại vi không sưng đau; chẩn đoán xác định ngộ độc cấp methanol, tỉ lệ tổn hại sức khỏe là 35%.
Quá trình điều tra, anh K. yêu cầu bà H. phải bồi thường hơn 20 triệu đồng. Xử sơ thẩm, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bà H. 18 tháng tù về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Bà H. kháng cáo xin hưởng án treo. Do bà H. có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên được TAND cấp cao tại TP Hà Nội chấp nhận.
Luật sư Nguyễn Hồng Lĩnh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết Luật phòng chống tác hại của rượu, bia quy định cá nhân, tổ chức kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký hoặc kinh doanh, tàng trữ rượu bia không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hành vi bị cấm.
Trường hợp vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (điều 5 và điều 28).
Chẳng hạn như hành vi kinh doanh rượu bia không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể bị xử phạt hành chính từ 1 đến 60 triệu đồng theo điều 31 nghị định 119/2017.
Hành vi không có giấy phép kinh doanh hoặc không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể bị xử phạt từ 1 đến 3 triệu đồng theo quy định tại điều 25 nghị định 98/2020.
Trường hợp khách đến quán uống rượu mà bị ngộ độc, nếu chủ quán pha chế rượu có sử dụng chất cấm, chất vượt quá mức cho phép hoặc nếu chủ quán bán rượu mà biết rượu đó được pha chế có sử dụng chất cấm hoặc chất vượt quá mức cho phép thì có thể bị xử lý hình sự về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nếu chủ quán mua rượu về để bán mà không biết rượu đó được pha chế có sử dụng chất cấm thì không bị xử lý về hình sự.
Luật sư Lĩnh khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng các loại rượu bia không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có nhãn mác.
TTO - Nhà hàng nơi xảy ra vụ nghi ngộ độc rượu khiến 2 người tử vong, 6 người nhập viện tạm thời được yêu cầu đóng cửa cho đến khi có kết luận cuối cùng. Đặc biệt, trong 8 nạn nhân có 6 người là nhân viên của nhà hàng, tuổi đời chỉ từ 19-23 tuổi.
Xem thêm: mth.3455908070802202-cod-ogn-yag-uour-nab-iougn-us-hnih-yl-ux-gnut/nv.ertiout