Các bậc phụ huynh thường nghe rất nhiều lời khuyên về những điều chúng ta nên và không nên làm với con mình. Nhưng để thực hiện tốt những lời khuyên đó là không hề dễ dàng.
Để đi tìm cách giải quyết vấn đề này, một chuyên gia trong lĩnh vực nuôi dạy con cái đã tìm gặp và phỏng vấn 70 bậc cha mẹ khác nhau. Đặc điểm chung của họ chính là thành tựu nuôi dạy các con khôn lớn, trưởng thành và đạt những thành công nhất định cùng với ước mơ của mình. Chuyên gia đó chính là bà Margot Machol Bisnow.
Bà Margot Machol Bisnow đã có 20 năm kinh nghiệm công tác trong chính phủ, trong đó từng là Ủy viên Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade Commission) và là thành viên chủ chốt của Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ.
Bà cũng là tác giả của cuốn sách Raising an Entrepreneur: How to Help Your Children Achieve Their Dream (Tạm dịch: "Nuôi dạy doanh nhân: Cách giúp con bạn đạt được ước mơ").
Những kinh nghiệm đúc rút từ buổi phỏng vấn 70 cặp cha mẹ có con thành công đã được bà ghi lại trong chính cuốn sách này. Bà rút ra họ đều có điểm chung. Họ không bao giờ làm 4 việc dưới đây khi con còn nhỏ.
Ảnh minh hoạ
1. Không xem sở thích của con là sự lãng phí thời gian
Mọi đứa trẻ trong 70 gia đình mà tác giả người Mỹ nói chuyện đều có sở thích bên ngoài lớp học. Đó có thể là thể thao, trò chơi điện tử, tranh luận, âm nhạc hay quan sát chim trời.
Cha mẹ các em không bao giờ ngăn cản con dành thời gian cho những sở thích đó. Họ hiểu những hoạt động này giúp ích cho tinh thần của trẻ.
Radha Agrawal là người sáng lập Daybreaker, cộng đồng khiêu vũ buổi sáng thu hút hơn 500.000 thành viên từ 30 thành phố trên thế giới. Trước đó, bà là CEO của Super Sprowtz, phong trào giải trí dành cho trẻ em, tập trung vào việc ăn uống lành mạnh.
Nhưng hồi nhỏ, bà đam mê bóng đá. Với sự hỗ trợ của cha mẹ, Agrawal cùng chị gái sinh đôi Miki Agrawal chơi bóng 3 giờ/ngày từ năm 5 tuổi. Họ còn tham gia thi đấu cho đội bóng của ĐH Cornell danh tiếng. Hai chị em nổi tiếng là "cặp song sinh bóng đá huyền thoại".
Mặc dù sự nghiệp hiện tại của Radha Agrawal không liên quan đến bóng đá, bà cho rằng môn thể thao đó đã giúp bà trở nên nghị lực và kiên cường hơn.
"Bạn phải có kỷ luật. Bạn học cách sắp xếp, tập trung cũng như tinh thần đồng đội và những tố chất cần thiết với người lãnh đạo", bà chia sẻ.
2. Không trao vào tay con tất cả lựa chọn
Thay con đưa ra các quyết định là điều nhiều cha mẹ làm, bởi họ cho rằng mình là người lớn, hiểu con mình hơn bất kỳ ai khác và không muốn chúng phải chịu đựng những khó khăn. Tuy nhiên, đó lại chính là sai lầm của họ.
3. Không đặt tiền bạc hay mức lương lên trên hạnh phúc
Chúng ta không thể phủ nhận bằng cấp, chuyên môn giúp ích cho công việc. Nhưng việc học lên cũng có thể là sự lãng phí thời gian nếu con không nhận thấy lợi ích của bằng cấp hay lý do duy nhất con đến trường là nhận được bằng cấp, chứng nhận hoặc tạo dựng quan hệ để có công việc lương cao.
Một số người đam mê, chăm chỉ phấn đấu và biến đam mê thành sự nghiệp nuôi sống bản thân ngay cả khi không có bằng cấp trong lĩnh vực đó. Họ sẵn sàng nắm bắt cơ hội dù nó có thể chưa mang lại lợi ích tiền bạc trong một vài năm, thậm chí cả khi hàng tháng, họ phải trả khoản nợ sinh viên lớn.
Ảnh minh hoạ
4. Không bỏ lỡ cơ hội dạy con hiểu về tài chính
Mặc dù các bậc cha mẹ kể trên không bao giờ thúc ép con cái theo đuổi công việc lương cao, tất cả họ đều nỗ lực dạy con về tiền bạc bằng hình thức này hay hình thức khác.
Joel Holland, một trong những tỷ phú tự thân trẻ nhất nước Mỹ chia sẻ, anh có sự hiểu biết về quản lý tài chính từ khi còn nhỏ, thông qua việc quét rác để có tiền tiêu vặt.
"Ở trường, mọi người đều có giày trượt patin nhưng bố mẹ không mua cho tôi. Họ nói, tôi phải tự kiếm tiền và tiết kiệm để đạt được nó. Thời điểm đó, tôi rất tức giận, nhưng điều đó khiến tôi trân trọng hơn giá trị của đồng tiền", Joel kể.
Anh cũng phải làm thêm kiếm tiền học đại học. "Đó là lý do tôi không bỏ buổi học nào, bởi tính ra mỗi buổi học có giá lên tới 500 USD", vị triệu phú thừa nhận chính cha mẹ đã giúp anh nhận ra giá trị đích thực của mỗi buổi học, từ đó giúp anh có động lực lớn hơn.
Theo Tường Vy
Giáo dục và xã hội