Tháng Ngâu trở thành "cơ hội vàng" để sở hữu bất động sản
Tháng Ngâu có còn "xui xẻo"
Theo quan niệm dân gian, tháng Ngâu còn gọi là tháng "cô hồn", đa phần người Việt kiêng kỵ làm những việc trọng đại, đặc biệt là mua nhà, mua đất, xây nhà hay chuyển nhà,... Do đó, số lượng giao dịch bất động sản trong tháng trở nên ế ẩm, khiến doanh thu của các doanh nghiệp sụt giảm rõ rệt.
Những năm gần đây, để xóa bỏ quan niệm cũ, nhiều chủ đầu tư tung hàng loạt các sản phẩm vị trí đẹp cùng các chương trình khuyến mãi, chiết khấu đặc biệt dành cho khách hàng chỉ trong tháng Ngâu. Đây là một trong những lý do hấp lực để nhà đầu tư "phủi" tâm lý kiêng kỵ và chớp lấy cơ hội "vàng" trong năm.
Thời điểm trước thềm tháng 7 âm lịch, thị trường vẫn tiếp tục chứng kiến nhiều đợt mở bán với thanh khoản hấp dẫn. Theo báo cáo của DKRA, trong nửa đầu năm 2022, thị trường đất nền có nhiều dấu hiệu tích cực sau đợt giãn cách do dịch COVID-19.
Sức cầu toàn thị trường duy trì ổn định và tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Dự báo 6 tháng cuối năm, sức cầu chung toàn thị trường vẫn duy trì ổn định, tập trung ở những dự án pháp lý hoàn thiện và hạ tầng giao thông kết nối thuận lợi.
Nhiều cơ hội sở hữu bất động sản vùng ven tháng Ngâu
Theo các chuyên gia, tháng Ngâu năm trước rơi đúng vào đỉnh dịch COVID-19 nhưng nhu cầu đầu tư bất động sản vẫn vận động. Các nhà đầu tư lựa chọn chiến lược tận dụng "sóng đôi" giữa xu hướng "bỏ phố về vườn" và "tháng Ngâu" có thể dễ dàng "trúng" do sở hữu được những sản phẩm bất động sản chất lượng với mặt bằng giá còn thấp, kèm nhiều chiết khấu đặc biệt trong tháng.
Đến thời điểm hiện tại, tâm lý "bỏ phố về vườn" vẫn đang là yếu tố nội lực để bất động sản vùng ven giữ vững vị thế trên thị trường những năm qua. Trong số các khu vực mở đầu cho xu hướng thì Lâm Đồng hiện vẫn là "điểm sáng" được nhiều chủ đầu tư lựa chọn mở rộng thị trường.
Bất động sản Lâm Đồng tiếp tục được săn đón
Theo Báo cáo số 268/BC-TU của Tỉnh Ủy Lâm Đồng, các cấp, các ngành đã chủ động triển khai và hướng dẫn các doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện đúng các quy hoạch, quy định có liên quan trong quá trình đầu tư, kinh doanh du lịch.
Theo đó, các doanh nghiệp BĐS lớn đã tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát và lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết một số khu vực có tài nguyên du lịch nhằm đảm bảo đủ điều kiện để thu hút đầu tư, phát triển du lịch.
Hiện tại, Lâm Đồng đang sở hữu quỹ đất lớn chưa được khai phá nhiều, do đó mặt bằng giá còn "khá mềm". Cùng yếu tố hạ tầng giao thông tiếp tục phát triển, tăng cường tính kết nối với mạng lưới giao thông trong khu vực như các tuyến Quốc lộ, đường vành đai, đường đô thị, huyện, xã và giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư, mở rộng, nâng cấp.
UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã tích cực phối hợp cùng UBND tỉnh Đồng Nai để thực hiện thủ tục đầu tư đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương).
Những năm gần đây, giao dịch bất động sản nhiều khu vực thuộc Lâm Đồng diễn ra sôi động như Lâm Hà, Di Linh, Đức Trọng và Đà Lạt. Mới đây nhất là Bảo Lâm, huyện sở hữu 5 xã Lộc An, Lộc Tân, Lộc Thành, Tân Lạc và Lộc Nam nằm trong định hướng sáp nhập để mở rộng TP. Bảo Lộc đang được nhiều nhà đầu tư "săn đón".
Xem thêm: mth.52201957101802202-uagn-gnaht-gnort-gnod-mal-nas-gnod-tab-uac-hcik-peihgn-hnaod/nv.ertiout