vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao Mỹ thử tên lửa liên lục địa?

2022-08-18 08:25
Vì sao Mỹ thử tên lửa liên lục địa? - Ảnh 1.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III được phóng từ căn cứ Lực lượng không gian Vandenberg, bang California (Mỹ) sáng sớm 16-8 - Ảnh: Không quân Mỹ

Vụ phóng được thực hiện tại căn cứ Lực lượng không gian Vandenberg, bang California vào sáng 16-8. Đầu đạn của tên lửa Minuteman III đã bay gần 6.800km sau khi hồi quyển, và bay đến quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương.

Lực lượng hạt nhân sẵn sàng

Không quân Mỹ tuyên bố vụ phóng Minuteman III nhằm "chứng minh trạng thái sẵn sàng của các lực lượng hạt nhân Mỹ". Đáng chú ý, vụ phóng được tiến hành sau khi bị hoãn hồi đầu tháng này giữa lúc căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng vì vấn đề Đài Loan.

Theo Không quân Mỹ, vụ phóng thử Minuteman III là một phần trong "các hoạt động thường xuyên và định kỳ nhằm chứng minh lực lượng răn đe hạt nhân của Mỹ là đáng tin cậy, an toàn, bảo mật và hiệu quả để ngăn chặn các mối đe dọa trong thế kỷ 21 và trấn an các đồng minh của chúng tôi".

Trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga căng thẳng, cũng như việc các nước này thử nghiệm nhiều vũ khí mới, cuộc thử nghiệm ICBM mới nhất của Mỹ là rất đáng chú ý. Chính phủ Mỹ thời gian qua đã lên án các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc trong các cuộc tập trận quy mô lớn gần Đài Loan.

Tuy nhiên Không quân Mỹ đã tìm cách giảm nhẹ tính nghiêm trọng của vụ phóng Minuteman III bằng tuyên bố: "Các cuộc thử nghiệm như vậy đã diễn ra hơn 300 lần trước đây và cuộc thử nghiệm này không phải là hệ quả từ các sự kiện thế giới hiện nay".

Hãng tin Reuters nhận định vụ phóng Minuteman III cho thấy Washington hiện đã bớt lo lắng về tình hình căng thẳng leo thang xung quanh Đài Loan, ít nhất là trong ngắn hạn. Việc Mỹ dời vụ phóng Minuteman III sang ngày 16-8 - thay vì tiến hành đầu tháng 8 (thời điểm căng thẳng ở eo biển Đài Loan gia tăng) - cho thấy Mỹ không muốn "đổ thêm dầu vào lửa".

Cũng cần nhắc lại việc quân đội Mỹ từng hủy một vụ thử tên lửa Minuteman III vào tháng 4. Quyết định đó được cho là nhằm giảm căng thẳng về vấn đề hạt nhân với Nga trong lúc chiến sự Ukraine diễn ra.

Trung Quốc lo sắm "giáo và khiên"

Tên lửa Minuteman III do Tập đoàn Boeing chế tạo, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và đóng vai trò quan trọng trong kho vũ khí của Mỹ kể từ những năm 1960. Tên lửa này có tầm bắn hơn 9.660km và có thể di chuyển với tốc độ khoảng 24.000 km/h.

Bộ Quốc phòng Mỹ đang hiện đại hóa kho ICBM của nước này thông qua chương trình "Răn đe chiến lược trên mặt đất" trị giá 100 tỉ USD nhằm ngăn chặn Trung Quốc và Nga. Thông tin này được đăng tải trên trang Defense News (Mỹ) hồi tháng 4, thời điểm Không quân Mỹ đặt tên cho thế hệ ICBM tiếp theo của họ là LGM-35A Sentinel, sẽ kế nhiệm tên lửa Minuteman III vào năm 2029.

Ngoài ra, Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) cho rằng sau khi rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung vào năm 2019, Mỹ cũng bắt đầu lên kế hoạch xây dựng mạng lưới tên lửa đối phó Trung Quốc dọc theo chuỗi đảo thứ nhất (khu vực bao gồm các đảo lớn bên ngoài bờ biển lục địa Đông Á, trải dài từ Nhật Bản tới đảo Borneo ở Đông Nam Á).

Truyền thông Trung Quốc vẽ ra một viễn cảnh đáng lo với Bắc Kinh: đó là Mỹ sẽ triển khai tên lửa tầm trung ở những nơi như Nhật Bản, Hàn Quốc, đảo Guam và Úc, mặc dù hiện nay Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc đã bác bỏ đề xuất này của Mỹ.

Viễn cảnh Mỹ thành công trong việc triển khai tên lửa tầm trung gần Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh đối mặt với nhiều nguy cơ tên lửa hơn. Ông Vương Á Nam, tổng biên tập tạp chí Hàng Không Tri Thức (Trung Quốc), cho rằng nếu các tên lửa của Mỹ được triển khai ở nhiều địa điểm dọc chuỗi đảo thứ nhất, sẽ khó dự đoán các tên lửa đó có thể phóng từ đâu.

Do đó đây là lý do ông cho rằng Trung Quốc cần cả "giáo và khiên". Theo đó trong trường hợp cần thiết, Trung Quốc có thể sử dụng khả năng tấn công tầm xa của họ và phá hủy các vị trí tên lửa Mỹ, đồng thời sử dụng các hệ thống phòng thủ để đánh chặn tên lửa của Mỹ.

Hồi tháng 6, Trung Quốc cho biết nước này đã thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo. Lúc đó các chuyên gia cho rằng diễn biến này thể hiện độ tin cậy của "chiếc ô chặn tên lửa đạn đạo" của Trung Quốc trong bối cảnh Mỹ phát triển ICBM hiện đại và nỗ lực triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Triều Tiên cũng phóng tên lửa

Theo Đài CNN, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa hành trình vào sáng sớm 17-8 từ thị trấn ven biển Onchon vào vùng biển ngoài khơi bờ biển phía tây của nước này. Các quan chức Hàn Quốc và Mỹ cho biết họ đang phân tích vụ việc.

Sau vụ phóng, cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc họp để đánh giá tình hình an ninh và kiểm tra trạng thái sẵn sàng của quân đội nước này. Đáng nói, vụ phóng của Triều Tiên diễn ra ngay trước lúc Mỹ và Hàn Quốc dự kiến tổ chức cuộc tập trận lớn mang tên "Lá chắn tự do Ulchi" vào tuần tới.

Tin thế giới 17-8: Mỹ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa; FBI không ngán ngại ông TrumpTin thế giới 17-8: Mỹ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa; FBI không ngán ngại ông Trump

TTO - Lính đánh thuê Nga chiếm chỗ Pháp ở Mali; Mỹ bắn thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm bắn 10.000km; Nga tố Anh khiêu khích khi đòi đưa máy bay do thám bay ngang lãnh thổ... là một số tin tức thế giới đáng chú ý ngày 17-8.

Xem thêm: mth.96884837081802202-aid-cul-neil-aul-net-uht-ym-oas-iv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao Mỹ thử tên lửa liên lục địa?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools