vĐồng tin tức tài chính 365

325.000 thí sinh không xét đại học: Chủ động bỏ hay thiếu thông tin?

2022-08-22 09:46
325.000 thí sinh không xét đại học: Chủ động bỏ hay thiếu thông tin? - Ảnh 1.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2022 tại TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Trưa 21-8, Bộ GD-ĐT phát đi thông báo cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ các thí sinh trong đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học. "Nếu có bất kỳ thí sinh nào vì lý do ngoài mong muốn mà chưa đăng ký được nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học, thông tin ngay về Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) qua địa chỉ email: pvluong@moet.gov.vn, trong vòng 3 ngày từ ngày 21 đến 23-8", thông báo nêu rõ.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc quan trọng hơn là phải xác định nguyên nhân thí sinh bỏ xét tuyển. Vì thí sinh có khi không tiếp cận được thông báo mới này của bộ.

Nhiều thí sinh khó khăn khi tiếp cận công nghệ

Ông Trần Nam (chuyên gia tư vấn tuyển sinh) cho rằng chuyển đổi số là xu hướng tất yếu và chuyển đổi số trong giáo dục đang có nhiều ưu thế vì đây là nhóm tiếp cận công nghệ nhanh. Tuy nhiên, quá trình này cần có lộ trình và xét đến một cách kỹ lưỡng khả năng tiếp cận công nghệ của các nhóm học sinh yếu thế. 

Có thể kể nhóm học sinh yếu thế là nhóm các em đang ở các vùng kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh nghèo, học sinh mồ côi và gia đình khó khăn, học sinh không có sẵn các thiết bị công nghệ...

Năm 2021 trở về trước, việc cho phép đăng ký nguyện vọng bằng cả phương thức trên giấy và trực tuyến đã giúp học sinh thuận tiện hơn. Việc giáo viên ở trường THPT hỗ trợ các em đăng ký tại máy tính của trường hay các em nộp bản in rồi thầy cô hỗ trợ việc đăng ký đã giúp ích rất nhiều cho các em thuộc diện khó khăn về thiết bị, Internet... Do vậy, việc năm nay Bộ GD-ĐT bắt buộc tất cả thí sinh phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tuyến trên hệ thống chung là cách làm khó thí sinh ở nơi máy tính, 3G còn xa lạ.

"Khi đi công tác ở các tỉnh ĐBSCL, tôi đã từng gặp nhiều trường hợp học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, ở với ông bà và gia cảnh rất khó khăn. Cả nhà không có thiết bị công nghệ gì đáng kể ngoài chiếc điện thoại có phím bấm và không có khả năng truy cập Internet. Tài khoản ngân hàng hay ứng dụng trực tuyến cũng hoàn toàn không. 

Đây là điển hình của khó khăn khi tiếp cận công nghệ của nhóm yếu thế mà tôi đề cập ở trên mà chúng ta cần xét đến. Bên cạnh đó, việc quy định nộp lệ phí hoàn toàn bằng phương thức trực tuyến cũng không phải là điều dễ dàng ở tất cả học sinh", ông Nam phân tích.

Ông Phạm Thái Sơn, giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho rằng với hơn 34% thí sinh bỏ đăng ký xét tuyển là điều bất thường và đáng lo ngại. 

"Đáng lo nhất là các thí sinh chưa đăng ký nguyện vọng vì chưa có thông tin rõ ràng và vì phương tiện các em không có, đặc biệt là các em ở vùng sâu vùng xa. Năng lực sử dụng công nghệ, ứng dụng trực tuyến là điều cần đặc biệt lưu tâm khi thay đổi chính sách trong tuyển sinh. Thực tế không phải học sinh nào, ở bất cứ nơi đâu cũng đều rành và có đủ thiết bị công nghệ", ông Sơn nói.

Gấp rút tìm hiểu nguyên nhân

Theo ông Lê Phan Quốc - phó trưởng phòng đào tạo Trường đại học Sư phạm TP.HCM, ngay lúc này Bộ GD-ĐT cần có khảo sát và tìm hiểu nguyên nhân hơn 325.000 thí sinh bỏ đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

"Tôi cho rằng từ nay đến thời điểm các trường thực hiện xét tuyển (ngày 1-9) vẫn còn đủ thời gian để bộ thực hiện khảo sát để xem lại trong số thí sinh bỏ xét tuyển đại học là do chủ động hay gặp khó khăn, không biết rõ quy trình thực hiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tuyến. Có thể có phương án hỗ trợ thí sinh đăng ký bổ sung ngay. Nếu đợi đến lúc các trường thực hiện xét tuyển và bộ chạy lọc ảo thì việc xử lý kỹ thuật sẽ rất khó", ông Quốc nói.

Tương tự, ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), cũng đề nghị cần gấp rút tìm hiểu nguyên nhân vì sao vẫn còn hơn 1/3 thí sinh không (chưa) đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

"Ngoại trừ các lý do khác. Nếu do các em chưa nắm được thông tin do ở các vùng khó khăn với mê hồn trận các hướng dẫn, quy định về tuyển sinh năm nay thì việc lùi thêm thời hạn để tránh trường hợp thí sinh nào đó chưa kịp đăng ký theo lịch trình là cần thiết. 

Bên cạnh đó cũng có đường dây nóng ở bộ để trực hỗ trợ thí sinh, phụ huynh. Lần đầu thực hiện những thay đổi, không thể tránh khỏi khiếm khuyết... Cố gắng không để một thí sinh nào thiệt thòi do thiếu hiểu biết thông tin", ông Vinh đề nghị.

Bằng nhiều cách liên hệ với thí sinh

Theo ông Bùi Hoài Thắng - trưởng phòng đào tạo Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM), Bộ GD-ĐT cần chỉ đạo ngay các sở cùng các trường THPT bằng nhiều cách phải liên hệ gấp với thí sinh để nhắn hỏi, khảo sát và từ đó xác định rõ nguyên nhân việc bỏ xét tuyển đại học. Đồng thời, các trường đại học sẽ thông báo trên web, trên Zalo, trên Facebook... để các thí sinh được biết.

"Nếu phần lớn thí sinh không đăng ký là có chủ đích hay hiểu sai/thiếu thông tin về tuyển sinh, cần có giải pháp hỗ trợ hiệu quả. Còn nếu các em thực sự có chủ đích không đăng ký vào đại học thì đây là điều đáng mừng vì giảm ảo rất rõ ràng. Các trường căn cứ vào đây để chọn cách gọi trúng tuyển hợp lý, đảm bảo chất lượng tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh", ông Thắng nhận định.

Hơn 325.000 thí sinh bỏ xét tuyển đại học: có bất thường?Hơn 325.000 thí sinh bỏ xét tuyển đại học: có bất thường?

TTO - 17h ngày 20-8 là hạn cuối đăng ký xét tuyển nguyện vọng đại học trên cổng của Bộ GD-ĐT. Số liệu của Bộ GD-ĐT cho thấy tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển là 941.760; số thí sinh đã nhập nguyện vọng là 616.044. 325.716 thí sinh bỏ xét tuyển.

Xem thêm: mth.60514228022802202-nit-gnoht-ueiht-yah-ob-gnod-uhc-coh-iad-tex-gnohk-hnis-iht-000-523/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“325.000 thí sinh không xét đại học: Chủ động bỏ hay thiếu thông tin?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools