vĐồng tin tức tài chính 365

Trung Quốc ngày càng thống trị sản xuất toàn cầu

2022-08-22 11:32

Thế giới lâu nay vốn đã khó tách rời Trung Quốc trong vai trò "công xưởng toàn cầu". Các chuyên gia đánh giá việc này giờ càng khó khăn hơn khi các nhà máy Trung Quốc đang mở rộng sang các lĩnh vực cao cấp hơn, như chip, smartphone và các công nghệ mới như xe điện và năng lượng xanh.

Mỹ và các đồng minh đang ngày càng lo ngại về việc phụ thuộc vào Trung Quốc, từ các vấn đề về an ninh quốc gia đến sự dễ tổn thương của chuỗi cung ứng toàn cầu. Trung Quốc phủ nhận các lo ngại này. Tuy nhiên, họ cũng muốn tách dần khỏi phương Tây, tránh việc quá phụ thuộc vào thị trường này để tập trung phục vụ thị trường nội địa.

Hiện tại, xuất khẩu bùng nổ có thể giúp tạo ra lực đẩy ngắn hạn cho Trung Quốc khi nền kinh tế này chịu tác động từ các chính sách phong tỏa ngăn đại dịch và bong bóng bất động sản xì hơi. Tỷ trọng của Trung Quốc trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn cầu đã tăng trong suốt đại dịch, lên 15% cho đến cuối năm 2021, từ 13% năm 2019, theo số liệu của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).

Tỷ trọng của các nước khác lại giảm trong giai đoạn này. Ví dụ, Đức giảm từ 7,8% xuống 7,3%. Nhật Bản từ 3,7% về 3,4%. Mỹ cũng đi từ 8,6% xuống còn 7,9%.

Tỷ trọng của Trung Quốc, Mỹ, Đức, Nhật Bản trong kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Đồ thị: WSJ

Tỷ trọng của Trung Quốc, Mỹ, Đức, Nhật Bản trong kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Đồ thị: WSJ

Việc Trung Quốc hồi sinh nhanh chóng sau cú sốc Covid-19 đầu năm 2020 giúp các nhà máy nước này có lợi thế trong việc cung cấp cho phương Tây những sản phẩm có nhu cầu cao. Đó là thiết bị y tế giá rẻ (khẩu trang, kit test) và hàng tiêu dùng như máy tính, máy tập mà người phương Tây cần khi làm việc tại nhà.

Các khoản hỗ trợ hào phóng của chính phủ Mỹ và các nước phát triển nhằm giúp người dân vượt qua đại dịch càng làm tăng chi tiêu. Các nhà máy Trung Quốc ngập trong đơn hàng. Tỷ trọng của Trung Quốc trong xuất khẩu toàn cầu vì thế cũng tăng lên.

Ví dụ, tỷ trọng của Trung Quốc trong xuất khẩu hàng điện tử toàn cầu, tăng từ 38% năm 2019 lên 42% năm 2021. Trong khi đó, số liệu này của ngành dệt may tăng từ 32% lên 34%, UNCTAD cho biết.

Xuất khẩu của Trung Quốc năm nay vẫn đang bùng nổ, bất chấp dự báo của các nhà kinh tế học rằng hoạt động này sẽ chậm lại, do kinh tế toàn cầu đối mặt với lạm phát cao, lãi suất tăng và chiến sự ở Ukraine.

Một phần lý do là giá cả. Chi phí sản xuất hàng tiêu dùng tăng lên do lạm phát toàn cầu. Vì thế, giá trị tính bằng USD của hàng xuất khẩu Trung Quốc cũng tăng theo.

Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6 tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Khối lượng xuất khẩu chỉ tăng 5,5%.

Bên cạnh đó, nhu cầu hàng Trung Quốc cũng tăng mạnh hơn dự báo, đặc biệt là từ Mỹ, châu Âu và các nước láng giềng châu Á. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc nửa đầu năm nay tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 222 tỷ USD.

Một xu hướng dài hạn hơn cũng đang xuất hiện. Vài năm gần đây, Trung Quốc dần tăng thị phần trong các lĩnh vực sản xuất phức tạp, giá trị cao, như xe hơi, động cơ và thiết bị công nghiệp nặng. Việc này giúp lý giải vì sao Trung Quốc ăn mòn thị phần xuất khẩu của các nước như Đức – vốn nổi tiếng với các sản phẩm này, Rory Green – Giám đốc nghiên cứu Trung Quốc và châu Á tại TS Lombard ở London cho biết.

Nhờ sự hỗ trợ của chính phủ, các công ty Trung Quốc đang dần lấn sân các lĩnh vực mới được dự báo đóng vai trò lớn hơn trong thương mại toàn cầu thời gian tới. Xuất khẩu pin năng lượng mặt trời của nước này đạt 25,9 tỷ USD nửa đầu năm nay, tăng 113% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu xe hơi cũng lập kỷ lục mới trong tháng 7, với 290.000 chiếc, chủ yếu nhờ xe điện.

Tại Mỹ, quá trình giảm phụ thuộc vào Trung Quốc cũng đang bắt đầu. Tỷ trọng hàng Trung Quốc trong nhập khẩu của Mỹ đã giảm vài năm gần đây, do thuế nhập khẩu đánh lên nhiều hàng hóa và các công ty tìm cách giảm phụ thuộc bằng cách mở nhà máy ở nước khác. Giới chức Mỹ cũng tìm cách tách rời Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực nhạy cảm, như công nghệ.

Tuy nhiên, với nhiều quốc gia nhỏ, đặc biệt tại châu Á, việc giảm phụ thuộc vào Trung Quốc là rất khó. Trung Quốc vừa là nhà cung cấp, vừa là thị trường tiêu thụ quan trọng trong hệ thống thương mại toàn cầu.

Còn với một số nhà kinh tế học, việc xuất khẩu Trung Quốc bùng nổ lại cho thấy nền kinh tế này cũng đang gặp rủi ro, trong bối cảnh Bắc Kinh muốn thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Thặng dư thương mại của nước này đã đạt hơn 100 tỷ USD trong tháng 7, phản ánh xuất khẩu bùng nổ và nhập khẩu ì ạch – dấu hiệu cho thấy nhu cầu nội địa yếu.

Thay vì hỗ trợ tiêu dùng, chính sách phản ứng của Bắc Kinh trong đại dịch lại là trợ giá và cho vay vốn lãi suất thấp với các hãng sản xuất. Điều này khiến người tiêu dùng Trung Quốc chật vật và nền kinh tế dễ tổn thương nếu nhu cầu bên ngoài thay đổi, Michael Pettis – Giáo sư Tài chính tại Đại học Bắc Kinh cho biết.

"Bạn sẽ hoàn toàn sai lầm nếu nhìn số liệu thương mại của Trung Quốc và coi đó là điểm sáng trong kinh tế nước này", Pettis nhận định, "Vấn đề mất cân bằng của Trung Quốc đang ngày càng nghiêm trọng".

Hà Thu (theo WSJ)

Xem thêm: lmth.5922054-uac-naot-taux-nas-irt-gnoht-gnac-yagn-couq-gnurt/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trung Quốc ngày càng thống trị sản xuất toàn cầu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools