Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông, lâm, thủy sản của các thị trường chính đang có dấu hiệu chững lại, nhất là với thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản vì hàng tồn kho lớn. Theo các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng, điều này sẽ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ nay đến cuối năm.
150% là mức tăng trưởng Công ty TNHH Thái Minh Long này đặt ra trong năm nay. Trước những khó khăn về khan hiếm nguyên liệu tôm đầu vào, họ tăng cường sản xuất sản phẩm tôm giá trị cao.
"Mình đầu tư thêm nhà máy với dây chuyền công nghệ chế biến sâu, hàng giá trị gia tăng, hàng mà người tiêu dùng có thể chế biến thành thức ăn nhanh nhất", ông Trần Văn Diệu, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thái Minh Long, cho biết.
Chế biến tôm xuất khẩu. (Ảnh: TTXVN)
"Doanh nghiệp Việt Nam rất linh hoạt. Nhiều doanh nghiệp ngay từ giai đoạn đầu tháng 5, khó khăn về nguyên liệu tôm, đã có dây chuyền sản xuất giá trị gia tăng sẵn và họ biết việc phải chuyển đổi", bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP. PRO, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), đánh giá.
Theo VASEP, các doanh nghiệp phải linh hoạt với từng thay đổi của các thị trường. Từ nay đến cuối năm, sản lượng thủy sản vào Mỹ có thể sẽ chững lại, nhưng với thị trường Nhật, Hàn Quốc, vẫn có những cơ hội nhất định.
"Phân khúc hàng giá trị gia tăng vẫn được nhà nhập khẩu Nhật Bản quan tâm, người tiêu dùng ưa chuộng, nên doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội đó để có thể xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, Australia…", bà Lê Hằng cho biết.
Để ứng phó với biến động về tỷ giá, các doanh nghiệp thủy sản hoàn toàn có thể tìm đến những thị trường có diễn biến tỷ giá ổn định hơn như Nga, hay Mexico.
Riêng với ngành gỗ, trước những khó khăn từ thị trường Hoa Kỳ, nơi tiêu thụ tới 60% các sản phẩm gỗ của Việt Nam, các doanh nghiệp cho rằng đã đến lúc tính đến việc tìm thêm những thị trường mới, sản phẩm mới.
"Rõ ràng phải đa dạng hóa thị trường, chúng ta không thể cứ bỏ trứng vào một giỏ. Đặc biệt, hiện nay chúng ta đang phụ thuộc nhiều vào thị trường Hoa Kỳ, cần phát triển thương hiểu để làm sao chúng ta có thể sản xuất ra các sản phẩm gỗ ở nhiều phân khúc khác nhau", ông Ngô Sỹ Hoài, Tổng thư ký, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, nhận định.
Ngoài ra, các doanh nghiệp phải nâng cao việc quản trị rủi ro, các biện pháp phòng vệ thương mại để ứng phó với những rào cản phi thuế quan ngày càng nhiều của thị trường xuất khẩu.
VTV.vn - Thương vụ Việt Nam tại Italy vừa đưa ra khuyến cáo doanh nghiệp cần cảnh giác với nạn lừa đảo có xu hướng tăng trong thời gian gần đây.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.99634911122802202-uahk-taux-gnourt-iht-neib-neid-iov-gnu-hciht-gnod-uhc/et-hnik/nv.vtv