Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Cơ quan phân tích thị trường toàn cầu S&P, từ nay đến cuối năm 2022 các doanh nghiệp trên toàn khu vực đồng Euro phải chống chọi với sự sụt giảm và hoạt động sản xuất sẽ không sớm tăng trưởng trở lại.
Sản lượng hàng hoá sụt giảm là thực tế mà nhiều doanh nghiệp châu Âu từ sản xuất vật liệu cơ bản đến các công ty du lịch, bất động sản đang phải trải qua, trong khi hàng tồn kho của các nhà sản xuất châu Âu đang ở mức kỷ lục.
Hoạt động kinh tế châu Âu trong tháng 8/2022 đã giảm tháng thứ 2 liên tiếp, trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng vọt đẩy lạm phát lên cao, phủ bóng đen lên triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn khu vực. Đồng Euro ngày 23/8 đã giảm giá xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua, với tỷ giá 1 Euro đổi được 0,9901 USD.
Lạm phát tăng đang kéo lùi kinh tế châu Âu. Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters.
Chỉ số quản lý thu mua khu vực đồng Euro sau 16 tháng tăng liên tiếp đã giảm từ 49,9 trong tháng 7 xuống 49,2 trong tháng 8, mức thấp nhất trong 18 tháng qua. Giá hàng hóa tăng cao ảnh hưởng đến nhu cầu mua hàng hóa và dịch vụ.
Tháng trước, kinh tế châu Âu chứng kiến sự sụt giảm của các ngành sản xuất và đến nay sự sụt giảm này đã lan sang các ngành dịch vụ, trong đó có du lịch vốn là ngành được kỳ vọng hỗ trợ nền kinh tế các nước châu Âu phục hồi trong mùa hè năm nay.
Không chỉ các chuyên gia kinh tế mà lãnh đạo nhiều nước châu Âu gần đây liên tục đưa ra cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế tại châu lục này vào cuối năm nay. Người dân các nước châu Âu sẽ phải quen với thực tế là nền kinh tế không còn tăng trưởng từ năm này qua năm khác.
VTV.vn - Thống kê uớc tính của Ủy ban châu Âu cho thấy, quý II kinh tế các nước trong khối Eurozone tăng trưởng tốt hơn dự kiến, nhưng lạm phát trong tháng Bảy tiếp tục đạt kỷ lục.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.20492338052802202-ua-uahc-et-hnik-iul-oek-gnat-tahp-mal/et-hnik/nv.vtv