vĐồng tin tức tài chính 365

Điểm nghẽn trong cỗ máy kinh tế Nga

2022-08-26 12:53

Tỷ lệ thất nghiệp ở Nga hiện ở mức cao kỷ lục, cho thấy quá trình tách rời khỏi phương Tây suôn sẻ một cách đáng ngạc nhiên. Việc McDonald’s và Starbucks bị thay thế nhanh chóng cũng chứng tỏ hoạt động kinh doanh vẫn ổn định. Tuy nhiên, sức ép bên trong cỗ máy kinh tế này đang ngày một tăng.

6 tháng sau chiến dịch quân sự tại Ukraine, tình hình tại hãng xe lớn nhất Nga đang cho thấy sự mâu thuẫn bên trong nền kinh tế này. Avtovaz đã tái khởi động việc sản xuất xe thương hiệu Lada mùa hè này, sau khi phải dừng lại hồi tháng 3 vì lệnh trừng phạt, thiếu nguyên vật liệu và mất đối tác Pháp Renault. Họ vẫn chưa chính thức sa thải ai trong số 42.000 nhân viên.

Tuy nhiên, công ty này đang ngày càng cảm nhận rõ sức ép. Phần lớn trong số 3.200 công nhân làm việc ở nhà máy tại thành phố Izhevsk (nơi việc sản xuất xe vẫn chưa khởi động lại) đã bị cho nghỉ tạm thời kể từ tháng 3. Công ty vẫn trả họ hai phần ba lương. Một số nhân viên thì được giao việc làm quanh nhà máy, nhưng số giờ làm giảm đi.

Một chiếc xe hơi trưng bày trước showroom của Izh-Lada tại Izhevsk. Ảnh: Reuters

Một chiếc xe hơi trưng bày trước showroom của Izh-Lada tại Izhevsk. Ảnh: Reuters

Tháng này, Avtovaz đề nghị toàn bộ nhân viên ở Izhevsk nhận khoản đền bù một lần để nghỉ việc. Họ muốn tập trung vào sản xuất tại nhà máy chính ở Togliatti, cách đó 600km.

"Đây là sự lựa chọn giữa điều tồi tệ và điều kinh khủng", Alexander Knyazev cho biết. Anh phải cân nhắc nên nhận 200.000 ruble (3.400 USD) tiền bồi thường hay tiếp tục giữ công việc tại xưởng.

Tuần trước, anh chọn rời đi. Công việc tại Avtovaz từng giúp anh kiếm được hơn 45.000 ruble mỗi tháng. "Họ không cần nhiều thợ máy nữa", anh nói.

Khi được hỏi có bao nhiêu nhân viên chọn nhận khoản đền bù này, Avtovaz cho biết sẽ công bố số liệu cuối cùng sau tháng này. Các công nhân bị giảm giờ làm sẽ quay lại làm việc tuần 5 ngày từ ngày 29/8.

Công ty chưa cho biết chi tiết kế hoạch với nhà máy Izhevsk. Dù vậy, đầu tháng này, họ thông báo vẫn duy trì nhà máy và sẽ biến nơi này thành xưởng sản xuất xe điện đầu tiên của Nga - Lada e-Largus.

"Với tình hình hiện tại, dưới sức ép của các lệnh trừng phạt và các biến số không ngừng tăng lên, chúng tôi đang áp dụng các biện pháp toàn diện để bảo toàn lao động", Giám đốc Avtovaz Maxim Sokolov khi đó cho biết.

Ruben Enikolopov - Giáo sư kinh tế tại Trường Kinh tế Moskva cho rằng rắc rối của ngành xe hơi Nga đang bị che lấp bởi "tình trạng thất nghiệp ẩn". Tức là nhân công không bị sa thải, nhưng lại bị cho nghỉ việc vô thời hạn.

Ông nói rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng từ nay đến cuối năm. Khi đó, họ sẽ chắc chắn hơn về việc các lệnh trừng phạt sẽ không thể được gỡ bỏ trong tương lai gần. "Tại Nga, khủng hoảng kinh tế thường không gây ra thất nghiệp hàng loạt, nhờ các công cụ như cho nghỉ không lương", Enikolopov giải thích.

Tháng này, Bộ trưởng Kinh tế Nga Maxim Reshetnikov bác bỏ ý kiến cho rằng tỷ lệ thất nghiệp nước này đang tăng mạnh. Số liệu chính thức là 3,9% trong tháng 6. Đây là mức thấp kỷ lục.

"Tôi nghĩ rằng đến mùa thu, con số này sẽ không duy trì được nữa, nhưng không tăng mạnh. Tình hình vẫn đang trong tầm kiểm soát", ông cho biết trong một diễn đàn ở Yekaterinburg.

Nhờ giá dầu tăng cao và các chính sách ghìm lạm phát của chính phủ, kinh tế Nga năm nay được dự báo không giảm sâu như lo ngại hồi đầu năm.

Ôtô không phải ngành duy nhất ở Nga chịu tác động mạnh từ phương Tây. Hiện tại, theo Phó thủ tướng Tatiana Golikova, khoảng 236.000 người Nga đang phải tạm nghỉ việc hoặc giảm giờ làm, tính đến cuối tháng 7. Họ không được tính vào 3 triệu người Nga được ghi nhận là thất nghiệp.

Nửa số nhân lực trong mảng kiểm soát không lưu, tương đương 14.000 người, đã bị tạm cho nghỉ hoặc chuyển sang làm việc bán thời gian. Một số công ty nước ngoài rời Nga, như Ikea hay Zara, cũng đang cho nhân viên nghỉ việc tạm thời.

Tuy nhiên, ngành xe hơi chịu thiệt hại nặng nhất. Sản lượng xe chở khách đã giảm 62% trong nửa đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Các hãng xe nước ngoài như Volkswagen, Nissan, Hyundai Stellantis, Mitusubshi và Volvo đã ngừng hoạt động tại Nga và cho nhân viên tạm nghỉ việc.

Họ vẫn trả hai phần ba lương cho nhân viên sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine cuối tháng 2. Theo thống kê của Reuters, việc các hãng rút đi đã ảnh hưởng đến hơn 14.000 nhân lực ngành xe hơi Nga.

Tương lai của những người này còn phụ thuộc vào diễn biến xung đột sắp tới. Xe hơi từng là ngành biểu tượng cho thành công của Nga trong nhiều thập kỷ, thu hút doanh nghiệp nước ngoài và là một trong những ngành tuyển dụng nhiều nhất nước.

Avtovaz đang tìm cách thích ứng khi các lệnh trừng phạt của phương Tây gây gián đoạn chuỗi cung ứng và khiến họ mất nhiều thị trường xuất khẩu. Họ đã ra mắt nhiều phiên bản xe tối giản hơn, với ít linh kiện khó nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, doanh số vẫn giảm 63% trong 7 tháng đầu năm, về còn 85.000 chiếc.

Một số lĩnh vực khác lại đang nổi lên. Knyazev muốn chuyển sang vị trí mới tại nhà máy của hãng sản xuất súng Kalashnikov, dù thu nhập thấp hơn. Hơn 100 cựu nhân viên Avtovaz đã được Kalashnikov tuyển dụng.

Dù vậy, tương lai của nhiều người vẫn đang lung lay. Sergei (58 tuổi) - một quản đốc tại nhà máy của Avtovaz ở Izhevsk cho biết ông không nhận khoản tiền đền bù để nghỉ việc.

"Họ không sa thải những người muốn ở lại đâu. Rất nhiều người muốn ở lại", ông nói, "Chẳng ai biết chuyện gì sẽ xảy ra. Mọi người đều đang chờ đợi và chưa đưa ra quyết định lớn nào cả".

Hà Thu (theo Reuters)

Xem thêm: lmth.8883054-agn-et-hnik-yam-oc-gnort-nehgn-meid/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Điểm nghẽn trong cỗ máy kinh tế Nga”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools