Cảnh trong phim Thirteen Lives
Tại sao đề tài này lại hấp dẫn giới làm phim đến vậy và bộ phim nào xứng đáng để xem nhất?
Cần nhắc lại một chút về sự kiện từng khiến cả thế giới chú ý và hướng mắt về Thái Lan để dõi theo một vụ giải cứu phi thường.
Vào ngày 23-6-2018, mười hai cầu thủ nhí của đội bóng thiếu niên Wild Boars và huấn luyện viên của họ bị mắc kẹt trong hang động Tham Luang do nước mưa dâng cao.
Một cuộc giải cứu ở quy mô toàn cầu đã diễn ra tại khu vực hang động này, huy động tới hơn 5.000 người từ 17 quốc gia góp công vào quá trình cứu hộ, trong đó có những thợ lặn và chuyên gia cứu hộ hàng đầu thế giới.
Tất cả họ đã chạy đua từng giờ từng phút để cứu sống 13 sinh mạng đang mắc kẹt bên trong hang sâu khi nước mưa ngày càng dâng cao.
Cuối cùng, sau 18 ngày vật lộn sinh tử với thời gian và phải sử dụng tới biện pháp cứu hộ mạo hiểm chưa từng có trước đây, những người thợ lặn và nhóm chuyên gia cứu hộ đã cứu được cả 13 sinh mạng.
Khi điện ảnh cũng chạy đua để làm phim giải cứu
Câu chuyện truyền cảm hứng nói trên đã từng được truyền hình và báo chí khai thác từng giờ từng phút và thu hút sự chú ý của cả thế giới. Và tất nhiên, giới làm phim cũng không đứng ngoài cuộc.
Trước một sự kiện đã được báo chí khai thác quá chi tiết bằng thông tin, các nhà làm phim sẽ tái hiện nó như thế nào qua ngôn ngữ điện ảnh?
Khác với sự nhanh nhạy của báo chí, điện ảnh có khoảng lùi thời gian để chiêm nghiệm và khắc họa lại sự kiện qua ngôn ngữ nghệ thuật hay tìm cách để xây dựng, mô tả tâm lý nhân vật hoặc nữa là những uẩn khúc, những điều chưa nói tới.
Có lẽ vì thế mà có tới 3 bộ phim điện ảnh và một series truyền hình cùng khai thác lại cuộc giải cứu phi thường này. Nội dung gần như giống nhau nhưng góc nhìn và cách khai thác khác nhau, mang lại cho mỗi bộ phim một chất lượng khác biệt.
Bộ phim điện ảnh sớm nhất tái hiện lại sự kiện này là The Cave Rescue (2019) của điện ảnh Thái Lan, từng tham dự LHP Busan cùng năm nhưng không gây được tiếng vang.
Gần như lặp lại những thông tin mà báo chí đã khai thác trước đó nhưng không đem lại được chiều sâu hay cảm xúc cho câu chuyện hay nhân vật, bộ phim đã không nhận được sự đánh giá tích cực của giới phê bình lẫn ủng hộ của khán giả.
Muộn hơn một chút, năm 2021, cặp vợ chồng đạo diễn phim tài liệu từng đoạt giải Oscar năm 2019 với bộ phim Free Solo - Elizabeth Chai Vasarhelyi và Jimmy Chin đã mất nhiều tháng ở Thái Lan để thực hiện bộ phim tài liệu về sự kiện này, có tên The Rescue.
Giống như cách tiếp cận nhân vật tuyệt vời trong bộ phim tài liệu Free Solo kể về nhà leo núi mạo hiểm trước đó, Elizabeth và Jimmy tập trung ống kính của họ để mô tả tính cách đặc biệt của hai nhà thợ lặn hang động người Anh là Richard Stanton và John Volanthen, hai người đầu tiên phát hiện 13 nạn nhân bị mắc kẹt và đưa ra những quyết định táo bạo để giải cứu họ.
Cách khai thác độc đáo này giúp The Rescue mang lại nhiều góc nhìn và kiến giải mới, đồng thời vẫn đầy cảm xúc vì giúp khán giả nhìn thấy được những góc khuất và nội tâm của nhân vật trước một cuộc chạy đua với thời gian để cứu mạng người.
Đó là lý do khiến bộ phim nhận được đánh giá rất tích cực của giới phê bình với số điểm 96% trên Rotten Tomatoes, nhận giải thưởng khán giả bình chọn tại LHP Toronto và đề cử giải Bafta cho phim tài liệu.
Và trong năm 2022 có thêm một bộ phim điện ảnh với những tên tuổi hạng A và một series truyền hình ngắn tập tiếp tục khai thác sự kiện đặc biệt này.
Phim tài liệu The Rescue - Ảnh: IMDb
13 mạng sống và một câu chuyện sinh tồn nhiều cảm xúc
Cũng kể lại câu chuyện giải cứu phi thường này, Thirteen Lives (13 mạng sống) của đạo diễn Ron Howard và dàn sao hạng A của Hollywood mang lại một câu chuyện về sinh tồn vừa kịch tính đến nghẹt thở vừa để lại những khoảng lặng cảm xúc.
Với kinh phí đầu tư lớn, lên đến 55 triệu USD, kịch bản của nhà biên kịch từng được đề cử Oscar William Nicholson và dàn sao tên tuổi như Viggo Mortensen, Colin Farrell, Joel Edgerton và Tom Bateman; bộ phim của Ron Howard vừa kể một câu chuyện giải cứu nghẹt thở vừa lột tả được tinh thần đồng đội và tình người trong cơn nguy khốn.
Cách kể chuyện đậm chất Hollywood khiến bộ phim tiếp cận được khán giả toàn cầu và nhận được nhiều đánh giá tích cực của cả giới phê bình lẫn khán giả.
Quả vậy, dù kể lại một câu chuyện đã được báo chí tường thuật quá kỹ càng trước đó, đạo diễn Ron Howard vẫn biết cách để thu hút người xem dán mắt vào màn hình theo dõi lại hành trình khốc liệt của 18 ngày chạy đua sinh tử.
Bộ phim liên tục thay đổi góc nhìn, từ nhóm tình nguyện viên quốc tế, hai thợ lặn hoàng gia Anh, hải quân Thái Lan, gia đình các nạn nhân và thậm chí đề cập cả bối cảnh chính trị của Thái Lan.
Thế nhưng, cách kể chuyện nhịp nhàng, khéo léo của một đạo diễn bản lĩnh, dày dạn kinh nghiệm vẫn khiến phim mạch lạc, rõ ràng, tập trung vào những nhân vật chủ chốt, đặc biệt là hai thợ lặn hang động người Anh với tính cách độc đáo qua diễn xuất tuyệt vời của Viggo Mortensen và Colin Farrell đóng.
Qua bộ phim của Ron Howard, ta vẫn thấy được cuộc giải cứu này là nỗ lực của một tập thể, của cả hàng ngàn tình nguyện viên trên thế giới, nhưng trong số đó vẫn có những cá nhân xuất chúng, dù họ chưa bao giờ nhận công lao về mình. Và họ chính là linh hồn của bộ phim này.
Kỹ thuật làm phim mang tầm Hollywood cũng phát huy sức mạnh trong một bộ phim sinh tồn phức tạp với hầu hết các cảnh quay dưới nước.
Những góc máy linh hoạt và điêu luyện của nhà quay phim Sayombhu Mukdeeprom và thiết kế âm thanh ngột ngạt, bức bối đến khó chịu ở dưới nước cũng là những điểm sáng, giúp bộ phim ghi điểm về mặt kỹ thuật.
Kinh nghiệm của những tên tuổi hạng A rõ ràng mang lại cho bộ phim 13 Lives một sức hấp dẫn khác biệt. Và không quá lời khi có nhà phê bình so sánh 13 Lives với Apollo 13 (1995) - một bộ phim tiểu sử xuất sắc khác của Ron Howard kể về một vụ giải cứu các phi hành gia của con tàu Apollo 13 gặp nạn khi đáp lên Mặt trăng.
TTO - Phim 'Memento Mori: Đất' của đạo diễn Marcus Mạnh Cường Vũ ra rạp ngày 7-10. Phim lấy cảm hứng từ cuốn sách 'Điểm đến của cuộc đời' của tác giả Đặng Hoàng Giang, kể về các bệnh nhân ung thư và người thân của họ.
Xem thêm: mth.99945630182802202-gnouht-ihp-uuc-iaig-couc-av-gnos-gnam-31-sevil-neetriht/nv.ertiout