Ông Nguyễn Hữu Hưng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - phát hiện nhiều lăng quăng trong các vật phế thải tại một trường học ở quận 8 - Ảnh: T.DƯƠNG
Chiều 30-8, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 35 (từ ngày 22 đến 28-8), thành phố ghi nhận 2.532 ca sốt xuất huyết, giảm 21% so với trung bình 4 tuần trước, số ca nội trú giảm gần 34% và ngoại trú giảm gần 7%. Trong tuần, hầu hết các quận huyện đều có số ca mắc giảm so với số mắc trung bình 4 tuần trước.
Trong tuần 35 không ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Như vậy, tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 18 trường hợp.
Tính đến tuần 35, thành phố ghi nhận 48.756 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, số ca sốt xuất huyết nặng là 947 ca, tỉ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc đến tuần 35 là gần 2%, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Trong tuần 35, toàn thành phố ghi nhận 165 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 98 phường, xã thuộc 19/22 quận huyện, thành phố Thủ Đức, tăng 17 ổ dịch mới so với tuần 34.
Tổng số ổ dịch được xử lý phun hóa chất trong tuần là 330 ổ dịch và có 4 phường, xã xử lý ổ dịch diện rộng. Có tổng cộng 401 lượt thực hiện diệt lăng quăng tại các ổ dịch, các điểm nguy cơ tại 170 phường, xã thuộc 22/22 quận huyện, thành phố Thủ Đức.
Từ đầu tháng 7, Sở Y tế TP.HCM đã triển khai chức năng phản ánh điểm nguy cơ phát sinh lăng quăng, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết trên ứng dụng (app) y tế trực tuyến.
Khi phát hiện những hộ gia đình, khu vực để đọng nước có thể gây phát sinh, lăng quăng muỗi truyền bệnh, người dân nhanh chóng phản ánh lên ứng dụng để chính quyền biết và xử lý theo đúng quy định.
TTO - Hiện ở Đồng Nai đang có 2 type huyết thanh Dengue 1 và 2 gây sốt xuất huyết. Trong đó, type huyết thanh D1 có độc lực mạnh nhất trong bốn type, còn type D2 có tốc độ lây lan rất nhanh.
Xem thêm: mth.69294253103802202-naut-ac-005-2-noh-noc-nav-maig-ud-teyuh-taux-tos-mch-pt/nv.ertiout