Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tăng chậm, giá nguyên liệu, thành phẩm tiếp tục giảm, ngành sản xuất hàng tiêu dùng tiếp tục tăng trưởng khá. Trong số 21 ngành được khảo sát, chỉ số của 12 ngành tăng so với tháng trước và có chiều hướng cải thiện.
Phân tích theo quy mô doanh nghiệp cho thấy, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) cải thiện tốt nhất là doanh nghiệp lớn 50,5, tăng đến 0,7 điểm %. Khó khăn nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa lần lượt là 47,6 và 48,9. Điều này cho thấy dịch bệnh, giá nguyên nhiên liệu đầu vào khiến các doanh nghiệp càng nhỏ càng đuối sức bởi tiềm lực tài chính hạn chế.
Còn các chỉ số phụ như chỉ số việc làm, chỉ số đơn đặt hàng mới, chỉ số nguyên liệu tồn kho đều dưới 50, nhất là thời gian giao nguyên liệu từ nhà cung cấp đều chậm.
(Ảnh minh họa - Ảnh: Visual China)
Còn chỉ số PMI hoạt động phi sản xuất tháng 8 là 52,6, giảm 1,2 điểm % so với tháng trước nhưng vẫn trong phạm vi mở rộng phục hồi 3 tháng liên tiếp. Dù vậy các lĩnh vực xây dựng, kinh doanh dịch vụ đều giảm so với tháng trước, nhất là lĩnh vực xây dựng chỉ còn 56,7, giảm đến 2,7 điểm %. Điều này phù hợp với tình hình ảm đạm của thị trường bất động sản khi liên tiếp 8 tháng giá bán căn hộ xây mới giảm.
Trung Quốc đang thực hiện nhiều biện pháp hạn chế đi lại để tăng cường phòng dịch trước Đại hội Đảng. Một số thành phố trọng điểm về kinh tế như Thâm Quyến, Đại Liên bị phong tỏa ở những mức độ khác nhau, tiếp tục là những nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế của nước này.
VTV.vn - Chính phủ Trung Quốc thời gian qua đang dồn dập tung ra các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng, ngăn chặn đà giảm tốc kinh tế.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.41480526113802202-muc-oc-cut-peit-couq-gnurt-iat-taux-nas/et-hnik/nv.vtv