Việt Nam chưa bắt buộc tiêm chủng nên sau khi kiểm tra tiền sử tiêm chủng, các cháu sẽ được tiêm bù mũi. Từ năm 2025, hoạt động này sẽ được triển khai hằng năm và trên phạm vi cả nước.
Mỗi năm 150.000-200.000 trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ
Theo bà Nguyễn Minh Hằng, phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hoạt động này sẽ tập trung vào nhóm các cháu tiêm sót mũi, thiếu mũi tiêm trước khi các cháu đến trường, từ đó tạo một hàng rào miễn dịch.
Năm 2023, chiến dịch tiêm bù mũi sẽ được triển khai từ quý 4, tại 12 tỉnh thành miền Bắc, miền Trung và miền Nam, bao gồm Hải Phòng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Trị, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Cần Thơ, Kiên Giang, Lâm Đồng.
Theo bà Đặng Thanh Huyền, phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, chiến dịch này đã được chuẩn bị từ giữa 2022. Thông thường nếu tiêm chủng đầy đủ cho 90% các cháu dưới 1 tuổi vẫn còn 10% chưa được tiêm đủ mũi, so sánh với con số 1,3 - 1,5 triệu cháu sinh hằng năm thì mỗi năm có tới 150.000 - 200.000 trẻ chưa được tiêm đủ vắc xin, chỉ qua đi 5 năm sẽ là con số rất lớn.
Bà Huyền cũng ước tính nếu 1.000 học sinh sẽ có hơn 100 trẻ không được tiêm chủng đủ mũi, còn 10% các cháu còn sót mũi tiêm chủng nhưng 99% các cháu sẽ đi học mầm non. Nếu rà soát tiền sử tiêm chủng ở thời điểm các cháu nhập học và tìm ra các cháu chưa được tiêm, sẽ tiết kiệm nguồn lực về vắc xin và đúng đối tượng cần can thiệp.
Các nước thực hiện rà soát mũi tiêm như thế nào?
Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, sẽ hỗ trợ để kiểm tra tiền sử tiêm chủng tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, vắc xin không phải là bắt buộc với yêu cầu nhập học, việc kiểm tra tiền sử tiêm chủng của trẻ là cơ hội xác định được trẻ nào chưa được tiêm chủng đầy đủ để tiêm bù những mũi còn thiếu, tăng cường miễn dịch của cộng đồng.
Qua đó, hệ thống y tế và giáo dục được kết nối chặt chẽ, đồng thời tăng hiểu biết cho giáo viên, học sinh và gia đình về vắc xin, tạo một môi trường mạnh khỏe hơn ở trường học.
Trong chiến lược tiêm chủng toàn cầu đã kêu gọi sự tăng cường mạnh mẽ của cơ sở y tế về cung cấp vắc xin cho người dân trong bất kỳ giai đoạn nào, trong suốt cuộc đời của họ.
"Số liệu năm 2021 cho thấy 2/3 quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới đã và đang triển khai tiêm chủng học đường thông qua rà soát tiền sử tiêm chủng ở mức độ nào đó. Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan cũng không bắt buộc tiêm chủng đủ mũi mới được nhập học tương tự như Việt Nam, nhưng cũng đều thực hiện kiểm tra tiền sử tiêm chủng của trẻ và hỗ trợ tiêm bù.
Ở Thái Lan, ngành y tế và giáo dục kiểm tra tiền sử tiêm chủng khi trẻ vào lớp 1, lớp 7, hoặc bất kỳ khi nào có học sinh mới vào trường, cán bộ y tế trường học hoặc cán bộ được phân công sẽ kiểm tra "sổ hồng" là cuốn sổ sức khỏe sử dụng từ khi trẻ sinh ra, sau đó tiêm bù tại trường học hoặc điểm tiêm chủng" - vị đại diện CDC Hoa Kỳ chia sẻ.
Ở Trung Quốc, thông tin cho biết nước bạn bắt đầu kiểm tra tiền sử tiêm chủng từ 1984, thông qua việc hỏi chứng chỉ tiêm chủng và khuyến khích phụ huynh cho con tiêm bù/tổ chức tiêm bù.
Tại Hàn Quốc, năm 2021-2022 tiêm chủng bị ảnh hưởng nhiều do COVID-19, nhất là các tháng 5-6-7-8, nhưng đã được khởi động lại vào các tháng 9-10-11-12.
Theo Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, vắc xin sẽ được cung cấp đủ để triển khai chiến dịch này.
Vắc xin nào sẽ được sử dụng tiêm bù?
Theo Bộ Y tế, đó là các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (dành cho trẻ dưới 18 tháng tuổi) và vắc xin viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên ở năm đầu tiên triển khai (2023), sẽ có 5 vắc xin cơ bản: sởi, sởi - rubella; vắc xin phòng bại liệt (cả loại uống và tiêm) và vắc xin viêm não Nhật Bản.
Dự kiến năm 2024, chương trình này sẽ mở rộng ra 24 tỉnh và từ 2025 sẽ triển khai hằng năm trên toàn quốc.
Vào lúc 18h ngày 23-7-2021, điện thoại báo cho tôi biết là sáng ngày mai 9h đến Bệnh viện quận Phú Nhuận để tiêm vắc xin. Lúc ấy đang là những ngày nóng nhất đại dịch COVID-19.