Sức nóng của các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội vẫn chưa nguội, sau sự kiện hàng nghìn người tới bốc thăm suất mua nhà tại một dư án vào tháng 5 vừa qua.
Mặc dù chủ đầu tư khẳng định, phải đến năm 2024 dự án nhà ở xã hội mới hoàn thành thủ tục pháp lý để đưa ra thị trường và tổ chức cho người mua bốc thăm. Tuy nhiên hiện nay, nhiều trang mạng đã thông tin có thể hỗ trợ pháp lý hoặc cung cấp suất ngoại giao tại dự án này.
Có suất ngoại giao, hỗ trợ pháp lý và cái giá người có nhu cầu phải trả là từ vài chục triệu tới hàng trăm triệu đồng.
Đại diện chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Udic Eco Tower, thuộc dự án khu đô thị mới Hạ Đình cho biết, doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng dự án theo quy định của pháp luật. Dự án chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý để huy động vốn và bán ra ngoài cho người dân có nhu cầu. Tuy nhiên, thời gian qua, tổng công ty nhận được nhiều thông tin hỏi han về việc đặt suất mua.
"Mọi hành vi của các tổ chức, cá nhân đang mượn danh tổng công ty đặt cọc, giữ chỗ, bằng các hợp đồng tư vấn pháp lý, nhằm chiếm dụng tài sản của người dân là không đúng và đang vi phạm pháp luật. Tổng công ty kiến nghị UBND TP Hà Nội, công an an ninh mạng có các biện pháp ngăn chặn, có chế tài xử lý thật nghiêm", ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC, cho biết.
Theo các chuyên gia, cung vượt quá cầu chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nhiễu loạn thông tin, mạo danh chủ đầu tư để rao bán suất mua. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)
Hiện tượng giới thiệu, quảng cáo tư vấn, hỗ trợ suất mua nhà ở xã hội cũng đang diễn ra phổ biến tại một số dự án nhà ở xã hội tiềm năng, đang làm thủ tục pháp lý khác như: Green Tower Đại Mỗ, Rice City Long Biên…
Hiện nay, để mua được 1 căn hộ nhà ở xã hội, người dân phải nộp hồ sơ, chứng minh đúng đối tượng thu nhập thấp. Nếu số lượng hồ sơ đăng ký vượt quá số căn hộ bán, chủ đầu tư sẽ tiến hành bốc thăm.
Theo các chuyên gia, cung vượt quá cầu chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nhiễu loạn thông tin, mạo danh chủ đầu tư để rao bán suất mua.
"Giá thấp hơn so với nhà ở thương mại, do đó dẫn đến câu chuyện có sự lợi dụng", ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nhận định.
Thực tế, tại dự án nóng nhất từ đầu năm tới nay, NHS Trung Văn, nhiều người đã ngậm đắng khi mất tiền cho môi giới, với những lời hứa hẹn đường mật, nhưng vẫn bốc thăm trượt suất mua.
Các doanh nghiệp đang triển khai nhà ở xã hội khuyến cáo, người dân cần tỉnh táo và tìm đến các kênh chính thống như trang tin chính thức của chủ đầu tư, của Sở Xây dựng để có thông tin chính xác, đảm bảo an toàn.
VTV.vn - Tại dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), 7 trường hợp được phát hiện có nhà đất đã bị hủy quyền mua.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.89634909020803202-ioh-ax-o-ahn-nab-ut-uad-uhc-hnad-oam/et-hnik/nv.vtv