vĐồng tin tức tài chính 365

Kiểm soát sớm rung nhĩ giúp ngăn đột quỵ, cách nào?

2023-08-03 09:56
Các bác sĩ trong ca phẫu thuật tim mạch

Các bác sĩ trong ca phẫu thuật tim mạch

Nguy cơ gấp 5 lần

Giải thích lý do những bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 5 lần so với những bệnh nhân không có biểu hiện này, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, cho biết các nhà khoa học thấy rằng nam giới cao tuổi là những yếu tố làm gia tăng khả năng mắc rung nhĩ.

Ngoài ra, người bệnh có các tình trạng bệnh lý như động mạch vành, suy tim, bệnh van tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, thận mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính, béo phì, chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ, hút thuốc lá, uống nhiều rượu/bia, rối loạn lipid máu, lười vận động… cũng là các yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc rung nhĩ.

Đột quỵ là một trong những biến chứng nặng nề nhất của rung nhĩ. Khi bị rung nhĩ, các thớ cơ tâm nhĩ không co bóp nhịp nhàng và dần dần bị giãn ra. Buồng tâm nhĩ giãn kết hợp với sự co bóp không đồng đều giữa các vùng cơ tâm nhĩ khác nhau làm dòng máu chảy từ tâm nhĩ xuống tâm thất không được nhịp nhàng, từ đó dễ hình thành các cục máu đông tâm nhĩ.

Khi các cục máu đông trong tâm nhĩ này được tạo ra và trôi theo dòng máu, nó sẽ có nguy cơ gây ra tắc mạch. 

Nếu cục máu đông trôi theo dòng máu tới não, động mạch não sẽ bị tắc và gây ra tai biến mạch não hoặc đột quỵ não. Nếu cục máu đông trôi theo dòng máu tới động mạch vành sẽ gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim. Nếu cục máu đông đi theo dòng máu tới động mạch chi, nó sẽ gây tắc động mạch chi…

Đột quỵ do rung nhĩ có liên quan đến một số yếu tố gia tăng khả năng hình thành cục máu đông như: tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim, lớn tuổi (trên 65 tuổi), bệnh mạch vành, bệnh lý mạch máu ngoại biên, có tiền sử đột quỵ hoặc huyết khối tắc mạch. 

Dùng thuốc giảm 50 - 70% nguy cơ đột quỵ

Bác sĩ Vũ Văn Bạ, khoa nội tim mạch người lớn, Trung tâm tim mạch Bệnh viện E, cho biết rung nhĩ có thể đưa đến một số biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đột quỵ và suy tim (người mắc rung nhĩ tăng nguy cơ đột quỵ não gấp 5 lần, suy tim gấp 3 lần, tử vong gấp 2 lần so với người bình thường).

Bác sĩ Bạ nhấn mạnh, rung nhĩ luôn song hành với nguy cơ hình thành huyết khối, một biến chứng nguy hiểm, do vậy người bệnh phải điều trị rất nhiều loại thuốc hằng ngày: thuốc chống loạn nhịp, thuốc chống đông, aspirin…

Trường hợp rung nhĩ dai dẳng được điều trị bằng sốc điện, khi nhịp tim về bình thường tiếp tục dùng thuốc. Tuy nhiên, hai phương pháp này duy trì nhịp không cao, chỉ ngăn ngừa tái phát ít hơn 50% các trường hợp.

Tiến sĩ Phạm Trần Linh, Viện Tim mạch quốc gia, cho biết thuốc chống đông là loại thuốc kéo dài thời gian đông máu, từ đó ngừa sự hình thành cục máu đông xuất hiện trong buồng tim.

Nói một cách dễ hiểu, người ta còn gọi là thuốc "loãng máu", tuy rằng thật sự máu không được làm loãng đi. Sử dụng thuốc chống đông sẽ giúp bệnh nhân rung nhĩ giảm 50-70% nguy cơ mắc đột quỵ.

Thuốc chống đông gồm 2 loại: thế hệ "cũ" - kháng vitamin K và thế hệ "mới". Thuốc kháng vitamin K giảm đến 60% nguy cơ đột quỵ tuy nhiên có nhiều bất lợi khi sử dụng như: khoảng điều trị hiệu quả hẹp, nguy cơ chảy máu tăng, tương tác với thức ăn, liều sử dụng thay đổi, cần xét nghiệm máu nhiều lần để điều chỉnh liều, do vậy hiệu quả kháng đông thường không ổn định.

Thuốc chống đông thế hệ "mới" có tác dụng dự phòng đột quỵ tốt hơn khoảng 20% so với nhóm kháng vitamin K và đã khắc phục được những nhược điểm của loại cũ: không cần xét nghiệm thường xuyên, liều dùng cố định, ít tương tác với đồ ăn...

"Bên cạnh đó, để giảm nguy cơ đột quỵ, chúng ta cần tuân thủ các hướng dẫn chung: tuân thủ sử dụng thuốc theo toa, kiểm soát huyết áp, đường huyết, mỡ máu tốt…" - tiến sĩ Linh nhấn mạnh.

"Triệt đốt rung nhĩ bằng sóng cao tần là phương pháp mới được chỉ định cho các bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc không muốn điều trị nội khoa.

Với phương pháp này, các bác sĩ đưa dụng cụ thăm dò điện học vào tận trong buồng tim của bệnh nhân, kết hợp dựng hình 3D xác định các ổ nghi ngờ gây rung nhĩ. Sau đó, dùng năng lượng RF (radio frequency) loại bỏ hoàn toàn hoặc cô lập ổ bất thường đó của bệnh nhân.

Kết quả sau 5 giờ làm thủ thuật, các tín hiệu điện trong buồng tim gây rung nhĩ bị loại bỏ hoàn toàn, bệnh nhân không còn xuất hiện rung nhĩ khi kích thích buồng tim theo chương trình và trở lại nhịp tim bình thường…

Phương pháp điều trị này có tỉ lệ thành công cao, khoảng 80%, phát hiện bệnh và xử trí sớm có tỉ lệ thành công cao hơn, ít biến chứng, không còn cảm giác khó chịu và hồi hộp trống ngực, không đau đớn…

Người bệnh không cần sử dụng các loại thuốc điều trị rung nhĩ lâu dài, dự phòng các biến cố đột quỵ và suy tim sau này. Người bệnh có thể đi lại và hoạt động bình thường sau vài ngày can thiệp" - bác sĩ Vũ Văn Bạ thông tin.

Tim đập nhanh, đánh trống ngực: Cẩn thận chứng rung nhĩTim đập nhanh, đánh trống ngực: Cẩn thận chứng rung nhĩ

Rung nhĩ không chỉ làm tăng 5 lần nguy cơ đột quỵ mà còn gây rối loạn huyết động, các biến cố tắc mạch, suy tim và tử vong... Bệnh không chỉ gặp ở người già mà đang xuất hiện ở cả người trẻ.

Xem thêm: mth.28514921220803202-oan-hcac-yuq-tod-nagn-puig-ihn-gnur-mos-taos-meik/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kiểm soát sớm rung nhĩ giúp ngăn đột quỵ, cách nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools