Cho vay bằng phương thức điện tử, cho vay ngân hàng này để trả nợ ngân hàng khác, hoặc người vay không cần có phương án, dự án kinh doanh mà vẫn được vay tiêu dùng, đó là những giải pháp thông thoáng trong Thông tư 06 về tạo điều kiện tiếp cận vốn tín dụng cho người dân và doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước mới ban hành và sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 9 tới.
Mua ô tô hiện được các ngân hàng coi là phục vụ nhu cầu đời sống của cá nhân, hộ gia đình nên khách hàng sẽ được vay đến 70%, thậm chí 80% giá trị xe, mà không cần phải có phương án, dự án kinh doanh như trước đây.
"Trước đây phải chứng minh nguồn thu nhập để đủ chi trả xe đó hay không, bây giờ chứng minh thu nhập đơn giản hơn, không nợ xấu là được giải ngân", anh Nguyễn Văn Điệp, chủ cửa hàng ô tô Nguyễn Chánh, Hà Nội, cho biết.
Với các doanh nghiệp ở lĩnh vực xuất nhập khẩu, nếu có các khoản chậm thanh toán với đối tác nước ngoài, có những ngân hàng đã dành hơn 3.000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn từ 1 - 2%/năm để cho vay.
Các ngân hàng cạnh tranh nhau về lãi suất cho vay sẽ tạo cơ hội để kích cầu tiêu dùng trong nước. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)
Với phương thức cho vay điện tử, khách hàng vay vốn không phải đến ngân hàng, quy trình, thủ tục được rút ngắn, từ đó việc tiếp cận các khoản vay cũng nhanh và thuận tiện hơn.
Thậm chí, nếu có một khoản nợ tại một ngân hàng và thấy lãi suất cao, ưu đãi ít thì khách hàng có thể sang một ngân hàng khác vay một khoản vay mới để thanh toán khoản vay cũ. Tuy nhiên, để tránh tình trạng liên tục đảo nợ giữa các ngân hàng khi đến hạn, Thông tư 06 cũng đã có những quy định để phòng ngừa rủi ro.
"Lịch trả nợ và thời hạn trả nợ của khoản mới vay không được dài hơn so với khoản cũ để tránh câu chuyện cơ cấu lại để kéo dài thời hạn cho vay ra hoặc giãn tiến độ trả nợ. Như vậy, các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh với nhau về mặt lãi suất", ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Tiên Phong (TPBank), cho hay.
Các ngân hàng cạnh tranh nhau về lãi suất cho vay sẽ tạo cơ hội để kích cầu tiêu dùng trong nước, qua đó không chỉ kích thích sản xuất, mà còn đảm bảo mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng tín dụng khoảng 14% trong cả năm nay của hệ thống ngân hàng.
VTV.vn - Tín dụng vẫn tăng chậm dù đã giảm lãi suất điều hành 4 lần liên tiếp. Nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệp gặp khó khăn về tiêu thụ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.66002300230803202-nad-iougn-av-peihgn-hnaod-ohc-nov-nac-peit-gnan-ahk-gnat/et-hnik/nv.vtv