Theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, các băng nhóm hoạt động “tín dụng đen” sử dụng công nghệ cao, núp bóng doanh nghiệp cho vay trực tuyến, cho vay qua App tiếp tục diễn biến phức tạp. Bên cạnh các ứng dụng cho vay tiền chính thống của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính hoạt động công khai, minh bạch, thì cũng xuất hiện nhiều ứng dụng không rõ nguồn gốc về đơn vị chủ quản, liên quan đến người nước ngoài có biểu hiện hoạt động “tín dụng đen”.
Các ứng dụng này thường xuyên được thay đổi tên hoặc để ẩn thông tin nhằm tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng. Khi khách hàng cài đặt ứng dụng vay và để lại thông tin cá nhân, sẽ có đối tượng liên hệ, mời chào vay tiền và cài đặt các ứng dụng vay khác.
Lãi suất trong các hợp đồng cho vay trực tuyến này thường không vượt quá 20%/năm. Tuy nhiên, người đi vay sẽ phải trả thêm các loại phí như: phí dịch vụ, phí phạt,… do đó lãi suất thực tế có thể lên đến vài chục %/tháng. Khi hết kỳ hạn vay tiền, khách vay sẽ chuyển trả tiền vào các tài khoản ngân hàng do các công ty cho vay trực tuyến này quản lý.
Liên quan đến việc triệt xóa App cho vay “tín dụng đen”, Thượng tá Lê Mạnh Hà thông tin, từ đầu năm 2023 đến nay, Công an TPHCM đã phát hiện, xử lý 133 vụ, 206 đối tượng; triệt xóa 27 App cho vay “tín dụng đen” như: Goldvay, sugarvay, findong, wellvay, cfcash, baovay….
Xem thêm: lmth.202026a-ned-gnud-nit-yav-ohc-ppa-72-aox-teirt-mch-pt-na-gnoc/nv.nitaudiougn.www