Nhiều chỉ số quan trọng của khu vực dịch vụ như tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, vận tải hành khách trong 7 tháng qua đều có xu hướng tăng, qua đó tiếp tục giữ vai trò động lực chính cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm.
Từ giữa tháng 8, Quốc hội nâng thời hạn thị thực điện tử từ 30 ngày lên 90 ngày. Đón đầu cơ hội, một số công ty lữ hành đã mở mới thêm các sản phẩm trải nghiệm theo yêu cầu đặc biệt để khách quốc tế tăng chi tiêu.
Hội đồng Tư vấn Du lịch cho rằng, du lịch Việt Nam năm nay sẽ vượt kế hoạch, đón được 12 triệu lượt khách du lịch quốc tế, thậm chí có thể lên 13 triệu lượt khách đến Việt Nam trong năm nay nếu có thêm những lực đẩy mới.
Nửa đầu năm, khu vực dịch vụ đã đóng góp lớn nhất với trên 3 điểm % vào tăng trưởng GDP. Ảnh minh họa.
Bên cạnh du lịch, bán buôn bán lẻ có vai trò quan trọng. Về cuối năm đang vào mùa mua sắm lớn nhất, nhiều chương trình kích cầu sẵn sàng để ngành Công Thương đạt mục tiêu trên 9% năm nay.
Tổng cục Thống kê mới đây đã cập nhật 3 kịch bản tăng trưởng cho cả năm nay với tốc độ tăng trưởng 5%, 5,5% và 6%. Trong đó, khu vực dịch vụ nửa cuối năm được dự báo có tốc độ tăng trưởng từ 6,3% - 7,5%.
Nửa đầu năm, khu vực dịch vụ đã đóng góp lớn nhất với trên 3 điểm % vào tăng trưởng GDP. Nửa cuối năm nay, với nhiều chính sách có hiệu lực như giảm thuế giá trị gia tăng xuống còn 8%, giảm lãi suất cho vay và tăng lương cơ sở từ đầu tháng 7, khu vực dịch vụ được dự báo sẽ tiếp tục giữ vững là trụ cột chính cho tăng trưởng kinh tế cả năm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.55662305140803202-pdg-oav-uv-hcid-auc-pog-gnod-gnat/et-hnik/nv.vtv