vĐồng tin tức tài chính 365

Đề xuất khóa thẻ ngân hàng của người lớn tuổi sau hơn 1 năm không sử dụng, Nhật Bản vấp phải phản đối dữ dội

2023-08-05 03:17

Lo ngại về số vụ lừa đảo qua điện thoại ngày càng tăng, đặc biệt nhắm tới nạn nhân là người lớn tuổi, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản (Japan’s National Police Agency) đã đề nghị ngành ngân hàng ban hành các biện pháp an ninh mới. Theo đó, bất kỳ ai trên 65 tuổi mà không sử dụng thẻ ngân hàng cá nhân trong hơn 1 năm sẽ bị đình chỉ tài khoản.

Điều này làm dấy lên lo ngại ở một số người lớn tuổi ở Nhật Bản, vì kể cả họ mất quyền truy cập tài khoản ngân hàng thì vẫn chưa chắc chính sách này hiệu quả trong việc ngăn chặn lừa đảo.

Theo thống kê của cảnh sát, chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, những kẻ lừa đảo tại Nhật đã trục lợi được khoảng 15 tỷ yên (2.498 tỷ VNĐ) từ người dân.

Đề xuất khóa thẻ ngân hàng của người lớn tuổi sau hơn 1 năm không sử dụng, Nhật Bản vấp phải sự phản đối dữ dội - Ảnh 1.

Hành vi lừa đảo qua điện thoại đã tồn tại vài thập kỷ ở Nhật Bản, bất chấp hàng loạt chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức. Một trong những thủ đoạn phổ biến nhất là kẻ lừa đảo mạo danh người đại diện ngân hàng, gọi điện cho nạn nhân để thông báo rằng tài khoản của họ bị rút tiền quá hạn mức và cần phải hoàn tất giao dịch để tránh mất một khoản phí lớn. 

Một thủ đoạn lừa đảo khác có tên là ore, theo đó người gọi giả mạo người quen hoặc bạn bè của nạn nhân và yêu cầu giúp đỡ. Thông thường, kẻ giả mạo sẽ lấy lý do bị tai nạn giao thông và cần tiền gấp để trả cho người lái xe kia. Hình thức này cũng giống như một trường hợp gần đây ở Việt Nam, khi kẻ lừa đảo giả làm bác sĩ và thông báo con của nạn nhân mới bị tai nạn, cần chuyển tiền gấp để phẫu thuật cứu sống bé. 

Nhóm đối tượng người lớn tuổi dường như dễ rơi vào cái bẫy tinh vi của kẻ lừa đảo hơn. Một trường hợp nổi tiếng vào năm 2018, kẻ lừa đảo đã nói chuyện qua điện thoại để lừa số tiền 82.5 triệu yên (13.7 tỷ VNĐ) của cụ bà 84 tuổi. Trên thực tế, vì rất khó để truy vết những chiếc điện thoại “rác” dùng để lừa đảo, nên cảnh sát Nhật Bản ít khi tìm ra đối tượng vi phạm.

Vấp phải phản ứng trái chiều

Đề xuất mới của chính phủ đã gây nên nhiều phản ứng trái chiều từ công chúng. Tomoko Oono, một nhân viên ngân hàng đã về hưu tại Saitama chia sẻ: “Cần phải thực hiện mọi biện pháp có thể để ngăn chặn hành vi lừa đảo. Phía ngân hàng và cảnh sát đã nỗ lực ngăn chặn nhưng không hề dễ dàng vì công cụ gây án của kẻ lừa đảo chỉ là chiếc điện thoại di động. 

Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng không chắc chắn rằng đề xuất giới hạn quyền truy cập theo độ tuổi là giải pháp tốt. Mẹ của tôi vẫn sống một mình, bà phải sử dụng tiền mặt vì bà không biết cách mua hàng trực tuyến. Nếu bị cấm, thì mẹ tôi sẽ không có cách để rút tiền mặt”.

Đề xuất khóa thẻ ngân hàng của người lớn tuổi sau hơn 1 năm không sử dụng, Nhật Bản vấp phải sự phản đối dữ dội - Ảnh 2.

Không chỉ Tomoko Oono mà còn nhiều người khác phản đối đề xuất này. Họ cho rằng làm như vậy chẳng khác gì “phong tỏa tiền gửi” và khiến cuộc sống của người già khó khăn hơn. 

Một người nêu ý kiến: “Nếu cấm người già sử dụng tài khoản ngân hàng, tôi nghĩ rằng điều này sẽ tạo ra một đợt khủng hoảng diện rộng”.

Xem thêm: nhc.85753581408032881-iod-ud-iod-nahp-iahp-pav-nab-tahn-gnud-us-gnohk-man-1-noh-uas-iout-nol-iougn-auc-gnah-nagn-eht-aohk-taux-ed/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đề xuất khóa thẻ ngân hàng của người lớn tuổi sau hơn 1 năm không sử dụng, Nhật Bản vấp phải phản đối dữ dội”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools