vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp cần thời gian để hồi sức

2023-08-05 13:22

Tiếp sức cho doanh nghiệp, vẫn còn “nút thắt”

Trước biến động tiêu cực từ nền kinh tế thế giới (kinh tế suy thoái hậu đại dịch Covid-19, lạm phát tăng cao và xung đột địa chính trị) và sự ảnh hưởng dây chuyền từ một số vụ việc đổ vỡ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp bất động sản đã trải qua giai đoạn khó khăn chưa từng thấy.

Nửa đầu năm nay, Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, đầu tháng 3, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Nghị định góp phần giải quyết vấn đề khó khăn trước mắt về thanh khoản, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cân đối nguồn tiền phục vụ sản xuất - kinh doanh và thanh toán nghĩa vụ trái phiếu đến hạn, đồng thời bảo đảm quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Sau đó, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 03/2023/TT-NHNN cho phép ngân hàng thương mại mua lại trái phiếu doanh nghiệp đã bán ra trước đó nhằm khơi thông dòng vốn ngân hàng vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói chung và thị trường bất động sản nói riêng; Thông tư 02/2023/TT-NHNN cho phép giữ nguyên nhóm nợ 1 năm với các doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền do các nguyên nhân khách quan của nền kinh tế và có thể phục hồi trong tương lai. Ngân hàng Nhà nước cũng liên tục hạ lãi suất điều hành để đưa mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đi xuống.

Nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, Quốc hội thông qua chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10%/năm xuống 8%/năm, áp dụng cho đến cuối năm 2023.

Tuy vậy, theo ông Nguyễn Tuấn Huỳnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco 4 (C4G), thực tế, có những chính sách chưa ngấm tới doanh nghiệp. Đơn cử, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm lãi suất điều hành, giúp lãi suất huy động giảm, song lãi suất cho vay chưa giảm như kỳ vọng. Việc tiếp cận vốn vay ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn, do các ngân hàng thương mại chưa nới điều kiện cho vay.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tính đến cuối tháng 6/2023, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng đã giảm khoảng 3%/năm so với giai đoạn đầu năm, nhưng mặt bằng lãi suất cho vay hầu như không giảm hoặc giảm không đáng kể. Lãi suất cho vay mua nhà vẫn dao động trong khoảng 11 - 14%/năm.

Có hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên. Lý do thứ nhất liên quan tới giá vốn của các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng đã huy động nguồn vốn lãi suất cao trong giai đoạn quý IV/2022 đến quý I/2023. Do đó, với lãi suất điều hành và lãi suất huy động chỉ vừa giảm, ngân hàng chưa thể lập tức huy động nguồn vốn lớn giá rẻ để hạ lãi suất cho vay được.

Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện tại, các doanh nghiệp có hồ sơ tín dụng tốt có thể chưa muốn vay để mở rộng sản xuất - kinh doanh. Các doanh nghiệp hoạt động yếu kém có nhu cầu vay lớn để đảo nợ, hay duy trì hoạt động lại có hồ sơ tín dụng kém không thể vay với lãi suất thấp, khiến mặt bằng lãi suất vẫn cao.

Dù Chính phủ đã ban hành một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản, song mới chỉ mang tính đôn đốc và thúc đẩy giải quyết thủ tục cho các dự án, trong khi gốc rễ vấn đề nằm ở quy định pháp luật.

Ông Nguyễn Trọng Minh, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô

Ông Nguyễn Trọng Minh, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (mã chứng khoán HDG) nhìn nhận, dù Chính phủ đã ban hành một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản, song mới chỉ mang tính đôn đốc và thúc đẩy giải quyết thủ tục pháp lý cho các dự án, trong khi gốc rễ vấn đề nằm ở quy định pháp luật. Do vậy, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần sớm xử lý vướng mắc pháp lý của các dự án cũ, cũng như tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho phát triển dự án bất động sản mới.

“Mặt khác, quy hoạch chung và quy hoạch phân khu là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho công tác phát triển dự án đô thị mới tại các địa phương đang được thực hiện khá chậm. Hiện mới có 10/63 tỉnh, thành phố được Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung”, ông Minh phản ánh.

Nhìn rộng ra, kinh tế trong nước vẫn còn yếu, GDP quý II/2023 tăng 4,14% so với cùng kỳ năm 2022, chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,34% của quý II/2020 - giai đoạn đại dịch Covid-19 mới xuất hiện. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm nay tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011 - 2023. Đây là điều được dự báo khi chỉ số PMI Việt Nam đã suy giảm 6 lần trong 7 tháng gần nhất, tính đến tháng 5/2023.

Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2023 của các doanh nghiệp thể hiện rõ điều này, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất. Chẳng hạn, quý II, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PV OIL) ước đạt 185 tỷ đồng lợi nhuận, giảm 70% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, PV OIL ước đạt 43.478 tỷ đồng doanh thu; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 470 tỷ đồng, giảm 52% so với cùng kỳ. Hay Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) ước đạt 45.117 tỷ đồng doanh thu và 6.035 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng, giảm 49% so với cùng kỳ…

Kỳ vọng chính sách đủ ngấm trong nửa cuối năm

Từ nay đến cuối năm 2023, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, mặt bằng lãi suất huy động ở trong nước sẽ tiếp tục giảm. Tuy nhiên, để lãi suất cho vay hạ xuống, cần tối thiểu từ 3 - 6 tháng, bởi các hợp đồng tín dụng thường quy định kỳ điều chỉnh lãi suất thông thường là 3 tháng, 6 tháng hoặc 9 tháng điều chỉnh một lần.

Với các doanh nghiệp có sức khỏe tài chính tốt, đây là điều kiện để đi vay vốn thực hiện các thương vụ M&A giá rẻ trên thị trường. Với các doanh nghiệp có dư nợ vay lớn, áp lực lãi vay sẽ được giải tỏa phần nào.

Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lớn để thực hiện dự án như bất động sản, xây dựng, việc giảm lãi suất sẽ giúp các doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận vốn, giảm chi phí tài chính, tăng khả năng trúng các gói thầu.

Đây có thể là động lực giúp đẩy nhanh các dự án đầu tư công. Với các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động, lãi suất ngắn hạn giảm nhiều và nhanh sẽ là cơ hội để doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí tài chính, cải thiện lợi nhuận.

Ông Trương Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Dịch vụ Sân bay Quốc tế Cam Ranh (CIAS) cho rằng, những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã bắt đầu “ngấm” vào thực tế. Đơn cử, chính sách giãn nợ giúp các doanh nghiệp giảm bớt áp lực đáo hạn nợ vay, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn về thị trường, dòng tiền để tập trung nguồn lực cho các nhiệm vụ quan trọng khác của doanh nghiệp.

Ở thời điểm hiện tại, những khó khăn của nền kinh tế tác động đến hầu hết các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng đã chạm đáy khó khăn và sẽ từ từ đi lên cùng triển vọng khởi sắc của kinh tế trong nước và thế giới trong nửa cuối năm. Một số ngành như bất động sản, bán lẻ, xây dựng được đánh giá sẽ hưởng lợi trực tiếp từ câu chuyện hạ lãi suất.

Xem thêm: lmth.540723tsop-cus-ioh-ed-naig-ioht-nac-peihgn-hnaod/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Doanh nghiệp cần thời gian để hồi sức”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools