vĐồng tin tức tài chính 365

Thấy gì khi 'núi' vốn các công ty chứng khoán tăng bằng lần?

2023-08-09 18:28
Nhiều công ty chứng khoán có tốc độ tăng vốn nhanh - Ảnh: THU HUỆ

Nhiều công ty chứng khoán có tốc độ tăng vốn nhanh - Ảnh: THU HUỆ

Vốn phình to

Mới đây, Hội đồng quản trị Công ty chứng khoán VNDirect (mã CK: VND) đã thông qua nội dung chào bán và phát hành 304,46 triệu cổ phiếu trong đó 243,56 triệu cổ phiếu sẽ được phát hành ra công chúng.

Tăng nhanh thời gian ngắn, hiện vốn điều lệ VnDirect 12.178 tỉ đồng. Việc phát hành nêu trên nằm trong kế hoạch tăng vốn lên 18.000 tỉ đồng của công ty này.

Nếu thành công, VNDirect sẽ tăng vốn gấp khoảng 8 lần so với năm 2020 và trở thành công ty chứng khoán vốn điều lệ lớn nhất.

Còn hiện tại "top" 1 thuộc về SSI với hơn 15.011 tỉ đồng (tăng gấp 2,5 lần năm 2020). Tiếp đến là Chứng khoán VPBank với 15.000 tỉ đồng sau khi tăng chóng mặt từ mức 56 tỉ đồng khi chưa về "tay" ngân hàng.

Ngoài ra, Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) có kế hoạch tăng vốn "khủng" tới hơn 10.000 tỉ đồng nhằm giữ vị thế dẫn đầu ở các mảng kinh doanh cốt lõi.

Chứng khoán MB (mã CK: MBS) đầu tháng 8 này cũng thông báo phát hành cổ phiếu tăng vốn vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. 

Nếu hoàn thành, vốn điều lệ của MBS tăng lên hơn 4.370 tỉ đồng. Một số công ty khác ngành này cũng đang có kế hoạch tăng vốn như chứng khoán DNSE...

Theo thống kê từ 25 công ty chứng khoán, tổng vốn điều lệ đến cuối quý 1-2021 gần 45.000 tỉ đồng, đến cuối quý 2 đã xấp xỉ 111.500 tỉ đồng - gấp 2,5 lần.

Vốn điều lệ 25 công ty chứng khoán

Vốn điều lệ 25 công ty chứng khoán

Một chuyên gia đánh giá, hai năm vừa qua nhiều công ty chứng khoán có tốc độ tăng vốn nhanh, lớn để cạnh tranh thị phần, nhưng tương đối phân hóa và mỗi doanh nghiệp có câu chuyện riêng. Như VNDirect, công ty này có vấn đề nội tại, họ phải tăng vốn để bù lại dòng vốn "chết" khi phải "ngâm" lượng lớn trái phiếu.

Nguồn vốn giúp doanh nghiệp bổ sung lực cho vay, đầu tư cổ phiếu. Theo quy định, tổng mức cho vay giao dịch ký quỹ đối với một khách hàng không được vượt quá 3% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán đó.

Trường vốn sẽ giúp các công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, thêm dư địa cho vay trong bối cảnh thị trường khởi sắc, nhu cầu dùng đòn bẩy tăng lên.

Dữ liệu từ FiinTrade, dư nợ margin toàn thị trường ở mức 143.500 tỉ đồng thời điểm cuối quý 2, tăng 24.400 tỉ đồng (tương ứng 20,5%) so với cuối quý 1-2023 và 0,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng tỷ suất lợi nhuận

Thống kê từ 25 công ty chứng khoán, vốn chủ sở hữu tính đến cuối quý 2-2023 hơn 168.000 tỉ đồng, gấp hơn 2,3 lần so với cuối quý 1-2021. Vốn chủ sở hữu một số chứng khoán "top" đầu ngang một số ngân hàng tầm trung.

Vốn chủ sở hữu 25 công ty chứng khoán

Vốn chủ sở hữu 25 công ty chứng khoán

Cũng tại 25 công ty chứng khoán nêu trên, lợi nhuận ở quý 2-2023 chỉ gần chạm mức 4.000 tỉ đồng, thấp hơn mức 4.100 tỉ đồng cuối quý 1-2021.

Khi pha loãng cùng với các yếu tố về thị trường, các công ty chứng khoán khó duy trì mức ROE (tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) trên 20%.

Lợi nhuận sau thuế ở 25 công ty chứng khoán

Lợi nhuận sau thuế ở 25 công ty chứng khoán

Ông Nguyễn Thế Minh - giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam - cho biết, với công ty chứng khoán thuần làm dịch vụ môi giới và cho vay margin, ROE chỉ tầm 7-8%. Tuy nhiên ở một số công ty chứng khoán có thể lên 15-20%, chủ yếu do mảng tự doanh với đóng góp lớn.

Điều này lý giải vì sao giai đoạn quý 1-2021 lợi nhuận tổng các công ty được thống kê trên còn cao hơn so với giai đoạn quý 2 năm nay dù vốn đã gấp bằng lần.

"2021 là thời điểm thị trường thăng hoa, lợi nhuận mảng tự doanh lớn", ông Minh nói. Tuy nhiên, khi sang 2022, thị trường khó khăn, mảng tự doanh nhiều công ty chứng khoán giảm, ảnh hưởng đến ROE.

Ngoài ra, một số công ty chứng khoán bị "găm" vốn ở mảng trái phiếu. Để đảm bảo vốn cho kinh doanh, họ tăng vốn để bù đắp. Nhưng thực tế, một dòng tiền lớn bị "ngâm" lại.

Một chuyên gia khác cho rằng, trong ngắn hạn tốc độ tăng lợi nhuận không theo kịp tốc độ tăng vốn, dẫn tới suy giảm tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Thực tế sẽ mất nhiều năm mới hấp thụ dòng tiền từ tăng vốn, nên khó tránh ROE giảm xuống.

Tuy nhiên về dài hạn, tùy thuộc vào việc sử dụng đồng vốn của từng doanh nghiệp, hiệu quả sẽ được cải thiện, tăng dần.

Thêm nữa, thị trường từ tháng 5 đã bắt đầu vào giai đoạn khởi sắc. Kết quả kinh doanh quý 2-2023 nhiều công ty chứng khoán khởi sắc hơn. Về dài hạn, thị trường được nhận định còn rất nhiều tiềm năng.

Gần 30.000 tỉ đồng giao dịch, chứng khoán tăng bùng nổGần 30.000 tỉ đồng giao dịch, chứng khoán tăng bùng nổ

Bất chấp áp lực chốt lời, hàng trăm mã chứng khoán vẫn tăng mạnh mẽ. Chỉ số VN-Index vươn lên mốc cao nhất trong 11 tháng nay. Có gần 30.000 tỉ đồng được nhà đầu tư 'sang tay' trong phiên đầu tuần này 7-8.

Xem thêm: mth.25825034190803202-nal-gnab-gnat-naohk-gnuhc-yt-gnoc-cac-nov-iun-ihk-ig-yaht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thấy gì khi 'núi' vốn các công ty chứng khoán tăng bằng lần?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools