Đầu tháng 9 học sinh sẽ bắt đầu tựu trường, nhưng hiện đã có một số trường cho trẻ nhập học sớm. Trong khi đó, nhiều dịch bệnh như tay chân miệng, cúm, viêm phổi, viêm não... đang diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát thành dịch.
Để bảo vệ sức khỏe tối đa khi trẻ đến trường, nhiều phụ huynh đã chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng các bệnh đã có vắc xin.
Tiêm nhắc lại nhiều loại vắc xin quan trọng
Đưa con trai 6 tuổi, chuẩn bị nhập học lớp 1 đi tiêm một số mũi vắc xin, chị T.T.L., 35 tuổi, chia sẻ:
"Tôi nghe nói trẻ trong độ tuổi chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học sẽ có "khoảng trống miễn dịch", dễ mắc các bệnh truyền nhiễm do kháng thể phòng bệnh giảm sau thời gian dài chưa tiêm vắc xin nhắc lại. Dịp hè này, tôi tranh thủ đưa con tiêm bổ sung để có miễn dịch sớm, phòng bệnh trước khi con đến trường".
Chị L. chọn tiêm vắc xin cúm, bạch hầu - ho gà - uốn ván, viêm não Nhật Bản, sởi - quai bị - rubella cho con. Ngoài ra, chị còn cho bé tiêm thêm vắc xin phế cầu khuẩn phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết.
Theo ghi nhận tại Hệ thống tiêm chủng VNVC, trong tháng 7 vừa qua, số lượng các bậc phụ huynh đưa trẻ đến tiêm chủng các loại vắc xin trước khi trẻ quay lại trường tăng cao.
Nhiều loại vắc xin được các phụ huynh quan tâm như vắc xin phòng bệnh hô hấp, viêm não, ung thư như cúm, phế cầu (viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết), sởi - quai bị - rubella, bạch hầu - ho gà - uốn ván, thủy đậu, viêm não Nhật Bản, viêm màng não mô cầu ACYW-135, vắc xin Gardasil/Gardasil 9 phòng HPV gây bệnh lý đường sinh dục và ung thư ở nam và nữ.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, giám đốc y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết ở độ tuổi học đường, trẻ cần được tiêm mới và tiêm nhắc lại nhiều loại vắc xin quan trọng để xây dựng hệ miễn dịch vững vàng, an tâm đến trường, tiếp xúc môi trường đông người.
Thực tế hiện nay, tại một số nước phát triển hoặc một số trường quốc tế, trẻ chỉ đủ điều kiện đến trường khi được xác nhận đã tiêm hoặc uống những loại vắc xin phòng bệnh quan trọng theo quy định.
Ở giai đoạn 4 tuổi trở lên, hiệu lực miễn dịch của các vắc xin trẻ từng được tiêm ở những năm đầu đời đã suy giảm hoặc không còn khả năng ngăn ngừa nhiều bệnh, khiến hình thành "khoảng trống miễn dịch". Nếu trẻ không được tiêm nhắc lại, nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.
Các tổ chức y tế trên thế giới đều khuyến cáo trẻ em cần được tiêm đúng lịch, đúng liều các vắc xin phòng bệnh và không được bỏ qua các mũi tiêm nhắc ở mỗi thời điểm từ giai đoạn mầm non cho đến đại học. Ngoài ra, hiện có nhiều loại vắc xin thế hệ mới ra đời mà trẻ chưa được thụ hưởng, cần thiết phải tiêm mới.
Cụ thể, trẻ cần tiêm các loại vắc xin như cúm, phế cầu, ho gà - bạch hầu - uốn ván, HPV, viêm não Nhật Bản...
Bên cạnh đó, việc lựa chọn cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thực hành an toàn tiêm chủng và bảo quản vắc xin an toàn như Hệ thống tiêm chủng VNVC cũng đóng vai trò quyết định, bảo vệ sức khỏe và khả năng tạo miễn dịch sau khi tiêm vắc xin cho trẻ.
"Phụ huynh nên đưa trẻ đến VNVC để được bác sĩ khám sàng lọc, tìm hiểu lịch sử tiêm chủng và tư vấn loại vắc xin phù hợp với độ tuổi của từng trẻ. Hiện VNVC đang có nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ tài chính, đặc biệt là cho trả góp các gói vắc xin đến 12 tháng.
Toàn bộ lãi suất do VNVC chi trả, giúp phụ huynh khó khăn, đông con tiết kiệm và an tâm phòng bệnh cho con", bác sĩ Chính cho biết.
Mong có vắc xin tay chân miệng và sốt xuất huyết
Ngoài các bệnh đã có vắc xin phòng ngừa, hiện hai bệnh đang hoành hành trong thời gian gần đây là tay chân miệng và sốt xuất huyết đã có vắc xin trên thế giới nhưng chưa có ở Việt Nam.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, nhận định việc có hai loại vắc xin trên sẽ giảm số ca mắc, giảm số ca nặng, giảm chi phí điều trị.
Bác sĩ Khanh cho biết trong những chủng gây ra bệnh tay chân miệng, chủng Enterovirus 71 gây ra nhiều ca tay chân miệng nặng, diễn biến khó lường, thậm chí gây tử vong ở trẻ.
Một số cha mẹ cũng nhắn tin bày tỏ băn khoăn với ông về việc có nên đưa trẻ ra nước ngoài để tiêm và mong Việt Nam cũng sớm có hai loại vắc xin này.
Với năng lực toàn diện, kinh nghiệm bảo quản và là đối tác chiến lược của nhiều hãng vắc xin lớn trên thế giới, bà Vũ Thị Thu Hà, giám đốc cung ứng Hệ thống tiêm chủng VNVC, hy vọng sẽ sớm đưa được các loại vắc xin phòng bệnh tay chân miệng và vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết... về phục vụ người dân Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, để chủ động phòng tay chân miệng khi chưa có vắc xin, người dân cần đảm bảo ba sạch, gồm ăn uống, ở, bàn tay và đồ chơi sạch.
Cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước và sau khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, bế ẵm, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Với bệnh sốt xuất huyết, người dân cần lưu ý diệt lăng quăng (bọ gậy), diệt muỗi bằng các biện pháp truyền thống và phun thuốc muỗi, đồng thời vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Trong bối cảnh dịch bệnh bủa vây nhưng nguồn thuốc, vắc xin không phải lúc nào cũng sẵn sàng vì cả thế giới đều bị ảnh hưởng, khan hiếm.
Do vậy, việc chủ động phòng chống dịch bệnh của người dân được đặt lên hàng đầu. Một điều quan trọng không kém là tiêm phòng ngừa với những dịch bệnh đã có vắc xin, đặc biệt là với các bệnh thường gặp nêu trên.
Tọa đàm "Tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm mùa hè"
Ngày 10-8, báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm "Tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm mùa hè" và gala tổng kết, trao giải "Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể" tại khách sạn Sheraton Sài Gòn.
Với sự đồng hành của Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, chương trình mong muốn giúp cộng đồng hiểu rõ hơn vai trò phòng chống nhiều dịch bệnh nguy hiểm của vắc xin, từ đó nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng...
Sau lễ phát động cuộc thi viết "Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể", cùng các tọa đàm + tuyến bài nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự cần thiết của vắc xin, với nhiều chủ đề liên quan đến tiêm vắc xin, phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và người lớn, nâng cao nhận thức cộng đồng... được tổ chức trong 2 tháng qua tại TP.HCM và Hà Nội, chương trình đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng từ cộng đồng.
Trong đó, cuộc thi viết "Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể" nhận gần 600 bài dự thi hợp lệ. Thông qua hai vòng chấm sơ khảo và chung khảo, ban giám khảo chọn được 147 tác phẩm xuất sắc nhất với tổng giá trị giải thưởng lên đến 500 triệu đổng.
Ngoài ra, VNVC cũng tặng quà trị giá 40 triệu đồng cho những tác giả không thuộc đối tượng dự thi nhưng đã tích cực viết bài kể những câu chuyện hay về kỷ niệm tiêm vắc xin để hưởng ứng cuộc thi.
Báo Tuổi Trẻ cùng VNVC sẽ tổ chức lễ tổng kết và trao giải cho 147 bài viết xuất sắc tham gia cuộc thi "Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể" vào chiều tối hôm nay (10-8) tại khách sạn Sheraton TP.HCM.