vĐồng tin tức tài chính 365

Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động Cổng Thông tin điện tử các bộ, ngành năm 2023

2023-08-12 19:53

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn dự và chủ trì Hội nghị. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm và Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Nguyễn Hồng Sâm đồng chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh và đại diện Người phát ngôn, lãnh đạo Văn phòng, 25 lãnh đạo quản lý Cổng Thông tin điện tử, Trung tâm Thông tin, đơn vị phụ trách thông tin truyền thông của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của các Cổng TTĐT các Bộ, ngành

Phát biểu tại Hội nghị, Ông Trần Văn Sơn nhấn mạnh: Hội nghị là cơ hội để trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm quý, cách làm hay, cùng nhau nhìn nhận đánh giá những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, thảo luận và đưa ra các giải pháp thiết thực để công tác thông tin truyền thông phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phục vụ công tác quản lý điều hành của các Bộ, ngành theo từng lĩnh vực ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn.

 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại Hội nghị.


Bộ trưởng Trần Văn Sơn đề nghị các đơn vị cần kết nối để phục vụ cao nhất những yêu cầu của người dân, doanh nghiệp; các đại biểu nghiên cứu, tích cực phát biểu ý kiến, tập trung vào một số nội dung: (1) Đánh giá thực trạng hoạt động của các Cổng Thông tin hiện nay, những mặt được, mặt chưa được, nguyên nhân, đề xuất giải pháp, rút ra các kinh nghiệm, trao đổi về các cách làm hay, những vướng mắc khi thực hiện nghiệp vụ của mình; (2) Thảo luận, làm rõ hơn nữa để phát huy vai trò, vị trí của các Cổng TTĐT đối với hoạt động của các bộ, ngành; (3) Thảo luận về việc phát huy vai trò của các Cổng TTĐT trên môi trường mạng, nhất là trong định hướng thông tin, dư luận trên mạng xã hội; (4)  Trao đổi các cơ chế chính sách, hoạt động của Cổng TTĐT nói chung, của Cổng TTĐT các bộ, ngành nói riêng, những khó khăn, vướng mắc, giải pháp khắc phục; (5) Trao đổi về cơ chế phối hợp công tác giữa các Cổng TTĐT để phát huy sức mạnh tổng thể, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt; (6) Công tác Họp báo Chính phủ tại các Bộ, ngành thời gian qua, những điểm nào, cơ chế chính sách nào cần sửa đổi để phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày một tốt hơn.

Trên tinh thần của Hội nghị là xem xét, đánh giá, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp toàn diện về các yếu tố sự lãnh đạo, chỉ đạo; cơ chế, chính sách; tổ chức, bộ máy, nhân lực; tài chính; công nghệ; sau Hội nghị, Cổng TTĐT Chính phủ và Cổng TTĐT các Bộ, ngành phối hợp tổng hợp các kiến nghị, đề xuất tại Hội nghị, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo, giải quyết, với tinh thần là tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của các Cổng TTĐT các Bộ, ngành phát huy hết vai trò của mình để phục vụ công tác truyền thông chính sách, phục vụ người dân, doanh nghiệp; trở thành công cụ hữu hiệu giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, công tác điều hành của các bộ, ngành theo hướng ngày càng tốt hơn. 

Cổng TTĐT là một phương thức mới, còn nhiều dư địa phát triển

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ: Trong các phương thức truyền thông hiện nay, Cổng TTĐT là một phương thức mới, còn nhiều dư địa phát triển, có tính chất riêng có, hấp dẫn thiết yếu và sát sườn với nhu cầu của người dân. Cổng TTĐT các cấp ngày càng có vai trò quan trọng, đã làm tốt chức năng đa dạng hóa các phương thức thông tin, đa nền tảng, nắm bắt được xu hướng thông tin, truyền tải kịp thời đến người dân và doanh nghiệp những quyết sách của Chính phủ.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại Hội nghị.


Cổng TTĐT của các cơ quan nhà nước có thể giúp các phóng viên báo chí làm việc tốt hơn, đưa ra các thông tin nguồn, cách thức truyền tải thông tin vừa nhanh nhạy kịp thời, vừa chính thống. Từ đó, đưa Cổng TTĐT thành phương thức giao tiếp mà sau này người dân có thể tìm đến đầu tiên.

Theo ông Lâm, để tăng tương tác hơn, một số Cổng TTĐT đã triển khai các hình thức tương tác mới, hướng tới khai thác dữ liệu. Điển hình như Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội thông qua dữ liệu. Đây là dữ liệu sống, cập nhật thường xuyên, có nét mới, tương đối đột phá trong cách thức cung cấp thông tin đến người dân. Người dân có thể truy cập, tùy biến, sử dụng và đáp ứng nhu cầu của mình, tiếp cận thông tin mà mình muốn, thay vì tiếp cận dữ liệu thông qua hình ảnh, thông tin, dữ liệu một chiều, ở dạng tĩnh như trước đây.

Hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng Dự thảo Thông tư về quy định chức năng, tính năng kỹ thuật của các  Cổng TTĐT, Trang TTĐT của các cơ quan nhà nước. Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các cơ quan Bộ, ngành. Đồng thời, dưới góc độ quản lý nhà nước, Bộ cũng đang đặt ra việc giải quyết bài toán đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường năng lực nội tại của các cán bộ Cổng, kết nối và tạo nên những mô hình đào tạo để trau dồi năng lực nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác thông tin của các Bộ, ngành địa phương.

Cần làm gì để nâng cao vị thế của Cổng Thông tin điện tử?

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Hồng Sâm, Tổng Giám đốc Cổng TTĐT Chính phủ, Tổng Biên tập Báo điện tử Chính phủ chia sẻ kinh nghiệm: Cổng TTĐT của các bộ, ngành cần làm gì để phát huy vị thế, vai trò của mình trước tiên là trong "con mắt" của lãnh đạo trong Bộ, ngành và làm gì để thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền hiệu quả hơn.

Tổng Giám đốc Cổng TTĐT Chính phủ, Tổng Biên tập Báo điện tử Chính phủ Nguyễn Hồng Sâm phát biểu tại Hội nghị.


Theo ông Nguyễn Hồng Sâm, việc cung cấp thông tin nhanh nhất, chính xác nhất, có trọng tâm, trọng điểm, không để xảy ra sự cố hay khủng hoảng truyền thông là một trong những nội dung quan trọng. Khi có nội dung cần truyền thông, các cơ quan báo chí đưa tin theo tôn chỉ mục đích riêng, nhưng đối với Cổng TTĐT với tư cách là nơi phát ra thông tin nguồn, chính xác nhất nên để không có cách hiểu, cách suy diễn khác nhau thì tất cả các thông tin liên quan đến chỉ đạo, điều hành của các bộ, ngành đều được Cổng TTĐT phát ra.

Bên cạnh việc tuyên truyền trên các nền tảng truyền thống, cần chú trọng việc tổ chức truyền thông trên mạng xã hội. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội cũng như "con dao hai lưỡi" đòi hỏi chúng ta phải làm chủ được công nghệ khi vận hành, nếu không rất dễ trở thành nạn nhân. 

Ông Nguyễn Hồng Sâm cũng chia sẻ thêm về công tác tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ, mong nhận được sự phối hợp chặt chẽ hơn của các Bộ, ngành trong quá trình tổ chức họp báo; Công tác kết nối, chia sẻ thông tin với Cổng Thông tin điện tử của các Bộ, ngành, địa phương, khi có vấn đề nóng, quan trọng cần truyền thông thì có thể chia sẻ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, để tăng thêm lan tỏa… Đồng thời Cổng TTĐT Chính phủ mong muốn tiếp tục nhận được sự cộng tác chặt chẽ hơn nữa của các Bộ, ngành đối với công tác truyền thông về chính sách để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này…

Phương pháp truyền thông chính sách trên Cổng TTĐT Bộ Công an

Tham luận về công tác truyền thông chính sách về an ninh, trật tự trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an, Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết: Là cơ quan tham mưu cao nhất của Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an, đồng thời được giao trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động Cổng thông tin điện tử Bộ Công an; hướng dẫn hoạt động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và hoạt động hệ thống Cổng thông tin điện tử trong toàn lực lượng, Văn phòng Bộ Công an đã triển khai thực hiện hiệu quả các mặt công tác truyền thông chính sách.

Trong đó đã phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo công tác truyền thông chính sách trong Công an nhân dân, tham mưu với lãnh đạo Bộ Công an ban hành kế hoạch triển khai Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ về Đề án tổ chức truyền thông chính sách giai đoạn 2022-2027, nội dung này thời gian qua được triển khai rất hiệu quả và có hiệu ứng được dư luận đánh giá tốt.

Cổng thông tin điện tử Bộ Công an cũng đã xây dựng 18 chuyên mục, 04 chuyên trang, trang thành phần; có liên kết với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng thông tin điện tử Công an các đơn vị, địa phương, website của các cơ quan truyền thông CAND.

Trung bình hàng năm biên tập, công bố khoảng 10.000 tin, bài, hình ảnh, video; được đánh giá là cầu nối hiệu quả giữa lực lượng Công an với các cơ quan báo chí và Nhân dân; cung cấp nhiều thông tin có giá trị đấu tranh, phản bác các luận điệu, tư tưởng sai trái, thù địch, đóng góp quan trọng trong công tác thông tin tuyên truyền của lực lượng Công an nhân dân.

Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an phát biểu tại Hội nghị.
Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an phát biểu tại Hội nghị.


Qua thực tiễn công tác truyền thông chính sách về ANTT trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên đã chia sẻ một số bài học kinh nghiệm cũng như nhận diện một số thuận lợi và khó khăn, thách thức trong công tác này trong thời gian tới. Theo đó mọi quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo đảm ANTT luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc và nhân dân lên trên hết, trước hết, phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của xã hội. Người dân, công chúng ngày càng tiếp cận thuận lợi, ứng xử linh hoạt hơn với các nguồn thông tin về ANTT do năng lực truyền tải, chất lượng xử lý thông tin ngày càng cao, phương thức truyền thông ngày càng linh hoạt, có chiều hướng tích cực hơn. Đồng thời, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và thực tiễn của công tác truyền thông chính sách đặt ra yêu cầu ngày càng cao hơn đối với việc bảo đảm nguồn nhân lực phục vụ công tác này.

Thời gian tới, để nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông chính sách trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Bộ Công an sẽ tập trung tham mưu triển khai và triển khai thực hiện 4 nhiệm vụ, giải pháp công tác trọng tâm: Trong đó có công tác tham mưu, chỉ đạo, xây dựng hoàn thiện, tổ chức thực hiện chính sách; phương án xử lý khủng hoảng truyền thông; triển khai các kênh cung cấp thông tin khác của Bộ Công an trên môi trường mạng, trước mắt là trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Zalo để tạo sự lan tỏa cao và đấu tranh trực diện, phản bác các thông tin sai trái, thù địch, góp phần định hướng dư luận; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về năng lực, kỹ năng, sự chuyên nghiệp trong truyền thông.

Toàn cảnh Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị.


Bên cạnh đó, Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên cũng đề nghị Văn phòng Chính phủ cần thường xuyên tổ chức các hội nghị để hướng dẫn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, vận hành, bảo đảm hoạt động Cổng thông tin điện tử các Bộ, ngành, địa phương, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. 

Với Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành liên quan, cần sớm có các văn bản triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ, để thống nhất thực hiện hiệu quả, đúng pháp luật; nhất là các quy định đã xác định lộ trình triển khai thực hiện trong Nghị định, quy định về bảo đảm hoạt động cung cấp thông tin trên môi trường mạng, quy định cụ thể về triển khai các kênh cung cấp thông tin khác trên môi trường mạng của cơ quan nhà nước.

 

 

Xem thêm: 62063=DImetI?lmth.2-ob-auc-gnod-taoh-nit/na-gnoc-gnoul-cul-auc-gnod-taoh/neik-us-cut-nit/nv.vog.nagnocob

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động Cổng Thông tin điện tử các bộ, ngành năm 2023”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools