vĐồng tin tức tài chính 365

"Kho báu" vô chủ trên Mặt Trăng khuấy đảo các cường quốc: Mỹ mất hơn 30 năm mà chưa lấy được 1 gram nào

2023-08-14 03:18
"Kho báu" vô chủ trên Mặt Trăng khuấy đảo các cường quốc: Mỹ mất hơn 30 năm mà chưa lấy được 1 gram nào - Ảnh 1.

Theo The Times of India (Ấn Độ), vào đêm trước Ngày Độc lập (14/8), Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (Irso) sẽ thực hiện một thao tác phức tạp để thu hẹp quỹ đạo của tàu đổ bộ Mặt Chandrayaan 3, đưa New Delhi đến gần hơn với giấc mơ từ lâu về việc đặt chân lên Mặt Trăng.

Đây sẽ là một trong nhiều hoạt động thu nhỏ quỹ đạo đang được Irso thực hiện để thu hẹp dần quỹ đạo của Chandrayaan 3 và định vị nó trên các cực của Mặt Trăng.

Mới đây, Nga cũng đã thành công đưa tàu vũ trụ Luna-25 lên Mặt Trăng sau 47 năm, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc đua quốc tế về thám hiểm mặt trăng.

Nga cho biết họ sẽ khởi động các sứ mệnh Mặt Trăng tiếp theo, đồng thời hướng tới tầm nhìn hợp tác chung với Trung Quốc, thậm chí là thành lập một căn cứ trên Mặt Trăng.

Mỹ không ngoại lệ khi đã đặt chân lên và đang thực hiện nhiều chương trình nghiên cứu chuyên sâu trên Mặt Trăng.

Tại sao các cường quốc quan tâm đến Mặt Trăng?

Nằm cách Trái đất 384.400 km, Mặt Trăng là cả một "kho báu" khổng lồ, gần như vô tận.

Theo NASA, vào năm 2008, Chandrayaan-1 của Ấn Độ đã lần đầu tiên phát hiện ra nước trên Mặt Trăng: Các phân tử hydroxyl trải rộng trên bề mặt mặt trăng và tập trung ở các cực.

Chúng không chỉ quan trọng với sự sống của con người mà còn có thể được sử dụng làm nhiên liệu tên lửa.

Mặt trăng còn chứa helium-3, một đồng vị tương đối khan hiếm trên Trái đất nhưng theo ước tính của NASA, có khoảng một triệu tấn chất này trên mặt trăng.

Helium-3 sở hữu tiềm năng tạo ra năng lượng hạt nhân trong các lò phản ứng nhiệt hạch; nó được coi là nguồn năng lượng của tương lai trong nhiều thập kỷ, vô tận và ít gây ô nhiễm.

"Kho báu" vô chủ trên Mặt Trăng khuấy đảo các cường quốc: Mỹ mất hơn 30 năm mà chưa lấy được 1 gram nào - Ảnh 2.

Nga phóng tàu Luna 25 lên Mặt Trăng. Ảnh: Reuters

Theo Asian Times, chỉ cần khoảng 40 tấn Helium-3, chứa đầy hai khoang chở hàng của tàu con thoi, là có thể cung cấp đủ năng lượng cho Mỹ trong một năm.

Giáo sư Ouyang Ziyuan, thuộc Chương trình Thám hiểm Mặt trăng Trung Quốc, cho biết, Mặt Trăng “rất giàu” Helium-3, nhiều đến mức có thể “giải quyết nhu cầu năng lượng của nhân loại trong ít nhất khoảng 10.000 năm”.

Theo nghiên cứu của Đại học Wisconsin từ năm 1986, khai thác Helium-3 là một công việc có lãi, mang lại hàng tỷ USD nhưng hơn 30 năm sau vẫn chưa thu được một gram nào.

Ngoài ra, các sứ mệnh thăm dò Mặt Trăng đã tiết lộ sự hiện diện của kim loại đất hiếm, bao gồm các nguyên tố như scandium, yttrium và lanthanide.

Những kim loại này được ứng dụng trong điện thoại thông minh, máy tính, công nghệ tiên tiến, theo nghiên cứu của Tập đoàn Boeing.

Điều này đã làm dấy lên mối quan tâm đến tiềm năng khai thác và sử dụng các kim loại quý hiếm này.

Khai thác trên Mặt Trăng có dễ?

Quá trình khai thác mặt trăng đòi hỏi phải thiết lập cơ sở hạ tầng phù hợp trên bề mặt mặt trăng.

Với điều kiện đầy thách thức của Mặt Trăng, robot sẽ đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện các hoạt động khai thác dù nước trên Mặt Trăng có khả năng hỗ trợ sự hiện diện và tham gia lâu dài của con người.

Tuy vậy, điều hướng khung pháp lý cho khai thác Mặt Trăng là một thách thức phức tạp.

Hiệp ước ngoài không gian năm 1966 của Liên hợp quốc quy định rằng, không quốc gia nào có thể tuyên bố chủ quyền đối với Mặt Trăng - hoặc các thiên thể khác - và việc khám phá không gian nên được thực hiện vì lợi ích của tất cả các quốc gia.

Việc không có các điều khoản rõ ràng tạo ra lỗ hổng cho các thực thể tư nhân có thể khẳng định quyền sở hữu.

Thỏa thuận Mặt trăng năm 1979 quy định rõ ràng hơn, khẳng định rằng không có thực thể nào, dù là tổ chức nhà nước hay tư nhân, có thể khẳng định quyền sở hữu đối với các lãnh thổ trên mặt trăng.

Tuy nhiên, thỏa thuận này chưa được nhiều cường quốc vũ trụ công nhận.

Vào năm 2020, Mỹ đã công bố Hiệp định Artemis, một sáng kiến được đặt tên theo chương trình Mặt Trăng Artemis của NASA.

Hiệp định này tìm cách tăng cường luật vũ trụ quốc tế bằng cách thiết lập "vùng an toàn" trên Mặt Trăng nhưng Nga và Trung Quốc vẫn chưa tham gia hiệp định này.

Xem thêm: nhc.438934491318032881-oan-marg-1-coud-yal-auhc-am-man-03-noh-tam-ym-couq-gnouc-cac-oad-yauhk-gnart-tam-nert-uhc-ov-uab-ohk/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“"Kho báu" vô chủ trên Mặt Trăng khuấy đảo các cường quốc: Mỹ mất hơn 30 năm mà chưa lấy được 1 gram nào”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools