vĐồng tin tức tài chính 365

Những dấu hiệu kém lạc quan trong đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc

2023-08-15 18:05

Theo báo cáo của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tháng 7, doanh số bán lẻ tăng 2,5% so với một năm trước. Con số này thấp hơn kỳ vọng 4,5% trong một cuộc thăm dò do hãng Reuters thực hiện.

Sản xuất công nghiệp tăng 3,7% trong tháng 7, thấp hơn mức tăng 4,4% mà các nhà phân tích dự kiến. Đầu tư tài sản cố định đã tăng 3,4% trong bảy tháng đầu năm, thấp hơn mức dự báo 3,8% .

Tính từ đầu năm đến nay, đầu tư bất động sản đã giảm 8,5% so với một năm trước, mức giảm lớn hơn so với tháng 6. Doanh số bán lẻ trực tuyến hàng hóa đã tăng 6,6% trong tháng 7, giảm mạnh so với mức tăng hai con số trong những tháng gần đây. 

Trong doanh số bán lẻ, dịch vụ ăn uống tăng mạnh nhất với 15,8%, trong khi các sản phẩm thể thao và giải trí tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Các mặt hàng đắt khách như ô tô và thiết bị gia dụng đã chứng kiến doanh số giảm trong tháng 7 so cùng kỳ năm trước. Đồ trang sức đã chứng kiến ​​doanh số bán hàng giảm 10% trong khoảng thời gian trên.

Theo số liệu chính thức, doanh số bán lẻ tăng trưởng chậm nhất kể từ tháng 12.

Những dấu hiệu kém lạc quan trong đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc - Ảnh 1.

Thị trường bất động sản Trung Quốc gặp nhiều khó khăn

Tăng trưởng chậm lại lo ngại giảm phát

Sau khi hồi phục vào đầu năm nay, theo các chuyên gia, nền kinh tế Trung Quốc đã phải đối mặt khó khăn trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu đối với các sản phẩm của nước này đang chậm lại.

Xuất khẩu tháng 7 giảm 14,5% so với cùng kỳ, sau khi giảm 12,4% trong tháng 6. Theo một cuộc khảo sát chính thức, hoạt động của các nhà máy tại Trung Quốc đã giảm trong tháng thứ tư liên tiếp. Nhập khẩu tháng 7 giảm 12,4% so với cùng kỳ.

Chỉ số giá tiêu dùng giảm trong tháng 7 làm tăng thêm lo lắng về giảm phát.

Tuy nhiên, CPI cơ bản (loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng) tăng nhanh nhất trong tháng 7 kể từ tháng 1. Hoạt động của nhà máy trong tháng 7 tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3.

Bên cạnh những khó khăn trong xuất khẩu và nhu cầu trong nước yếu, kinh tế Trung Quốc còn gặp khó do sự sụt giảm trong lĩnh vực bất động sản lớn. Tập đoàn bất động sản hàng đầu Country Garden đang trên bờ vực vỡ nợ.

Khi được hỏi hôm thứ Ba về Country Garden  và sự sụt giảm của thị trường bất động sản, người phát ngôn của Cục Thống kê Quốc gia Fu Linghui cho biết những sự kiện này đang ảnh hưởng đến kỳ vọng của thị trường.

Tuy nhiên, ông mô tả lĩnh vực bất động sản nói chung đang "điều chỉnh" và "giai đoạn" hiện tại sẽ qua khi những thay đổi chính sách có hiệu lực.

Một loạt số liệu không mấy khả quan trong những tháng gần đây đã phản ánh tình trạng suy yếu trong đà phục hồi hậu đại dịch COVID-19 của Trung Quốc. Theo các chuyên gia, quốc gia tỷ dân cũng có thể gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% đã đề ra trong năm nay.

Kinh tế Trung Quốc và những 'cơn gió ngược'Kinh tế Trung Quốc và những "cơn gió ngược"

VTV.vn- Từ vị trí là nhà cung cấp hàng hóa số 1 cho Mỹ suốt 10 năm qua, lần đầu tiên Trung Quốc rơi xuống vị trí thứ 3 trong số các nhà nhập khẩu của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.76142445151803202-couq-gnurt-et-hnik-auc-ioh-cuhp-ad-gnort-nauq-cal-mek-ueih-uad-gnuhn/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những dấu hiệu kém lạc quan trong đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools