Sân chơi kiến thức cho học trò
Theo đó, mỗi bảng đấu sẽ gồm 3 đội tranh tài ở 4 phần thi. Sau khi kết thúc, đội nào nhiều điểm hơn, đội đó giành chiến thắng vào vòng trong (trường hợp 2 đội bằng điểm, sẽ có thêm câu hỏi phụ).
Bốn phần thi bao gồm: phần giới thiệu (tối đa 10 điểm), phần thi trắc nghiệm - trả lời nhanh (tối đa 30 điểm), phần thi hùng biện (tối đa 30 điểm) và phần trả lời câu hỏi bằng đáp án (tối đa 30 điểm).
Trao đổi với Tuổi Trẻ tại buổi lễ bốc thăm phân bảng, thầy Ngô Ngọc Hoàng Vương, trưởng phòng chính trị tư tưởng (Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng), cho biết nội dung cuộc thi xoay quanh các kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa, truyền thống... của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (xưa) và thành phố Đà Nẵng (nay).
"Riêng phần thi hùng biện có chủ đề liên quan đến danh nhân hoặc địa danh mà trường của đội thi mang tên hoặc liên quan đến quận, huyện là địa bàn đóng chân đối với các đơn vị không mang tên danh nhân hoặc địa danh.
Chúng tôi hoan nghênh và khuyến khích các đơn vị chuuẩn bị slide, clip, âm nhạc... để hỗ trợ phần hùng biện thêm phần sinh động và hấp dẫn" - thầy Vương nói.
Gen Z thỏa sức "bung lụa"
Theo nhận xét của tiến sĩ Trần Nhật Tân - phó hiệu trưởng Đại học Duy Tân thì điểm hấp dẫn, đầy tính sáng tạo của sân chơi "Gen Z Xứ Quảng" là không chỉ đòi hỏi ở các em phần kiến thức bao quát mà còn yêu cầu các em phải thể hiện tốt các kỹ năng về trình bày, hùng biện.
Ngoài các phần thi về kiến thức thì phần thi giới thiệu và hùng biện là sân chơi để Gen Z thỏa sức thể hiện những suy nghĩ, ý tưởng của mình.
"Đúng như tên gọi, chúng tôi khuyến khích các em sáng tạo để thể hiện nội dung mới, truyền tải thông điệp từ những hiểu biết của mình liên quan đến việc giới thiệu về trường lớp nơi mình đang theo học.
Đây vừa là sân chơi trí tuệ, vừa là sân chơi mà các em sử dụng nhiều kỹ năng để trình bày kiến thức, nên hứa hẹn sẽ có những cuộc tranh tài thú vị" - thầy Tân nói.
Tại buổi bốc thăm, đại diện 25 trường tham dự đã chứng kiến lễ bốc thăm để xác định đội của mình rơi vào bảng đấu nào. Theo đó, bảng B được xem là bảng "tử thần" khi các đội vốn có truyền thống hùng biện và chinh chiến tại các cuộc thi dành cho lứa tuổi học trò bao gồm các đội Hoàng Hoa Thám, Phạm Phú Thứ và Lê Quý Đôn.
Trong đó bảng E là cuộc so tài khá thú vị khi cả 3 đội là các trường đến từ 3 quận khác nhau. Đội Trường THPT Ngô Quyền được xác định là đội may mắn nhất khi được quyền lọt vào vòng trong mà không cần phải thi đấu như các đội khác.
Cuộc thi sẽ chính thức diễn ra tại hội trường tầng 4 Trường đại học Duy Tân (số 3 đường Quang Trung, quận Hải Châu) vào sáng 5-10 (thứ năm). Trận chung kết sẽ diễn ra vào ngày 5-11. Tất cả 12 cuộc thi sẽ được trực tiếp trên kênh YouTube của chương trình và trên các nền tảng của báo Tuổi Trẻ.
Số lượng thí sinh tham gia như thế nào?
Cuộc thi bao gồm 4 phần, trong đó phần giới thiệu có thời gian thi 3-5 phút với số lượng tham gia tối đa 10 học sinh, học viên giới thiệu về trường, trung tâm.
Phần thi trắc nghiệm, đội thi gồm 3 người trả lời nhanh sẽ có 10 câu hỏi trắc nghiệm dành cho các đội cùng chọn phương án đúng (trong đó có 2 câu hỏi bằng tiếng Anh), mỗi câu trả lời đúng được 3 điểm.
Phần thi hùng biện mỗi đội cử 1 người tham gia, có thời gian 5-10 phút và phần thi trả lời câu hỏi bằng đáp án gồm 6 câu hỏi dành cho cả 3 đội (mỗi đội 3 thành viên).
Tạm biệt miền đất nắng gió Đắk Lắk để xuống thành phố biển Đà Nẵng học đại học, hành trang mà H' Mi Sa Kbuôr mang theo là niềm hạnh phúc khi bản thân đạt 28,25/30 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.