vĐồng tin tức tài chính 365

Eo biển Đài Loan: Nước cờ cũ, diễn biến mới

2023-08-21 08:44
Màn hình tại một trung tâm mua sắm ở thủ đô Bắc Kinh chiếu cuộc tập trận quanh Đài Loan của quân đội Trung Quốc ngày 19-8 - Ảnh: Reuters

Màn hình tại một trung tâm mua sắm ở thủ đô Bắc Kinh chiếu cuộc tập trận quanh Đài Loan của quân đội Trung Quốc ngày 19-8 - Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, hoạt động quân sự bao vây Đài Loan của Bộ tư lệnh Chiến khu phía Đông Trung Quốc lần này có nhiều chỉ dấu cho thấy sự định hình một chiến thuật phong tỏa kinh tế - năng lượng quan trọng.

Trung Quốc phong tỏa đứt đoạn

Trong cuộc tập trận ngày 19-8, dường như quân đội Trung Quốc có xu hướng triển khai thí điểm các hoạt động gây đứt đoạn các kết nối của Đài Loan đến hai đồng minh quân sự trong khu vực có căn cứ đóng quân của Mỹ là Nhật Bản và Philippines.

Đợt tập trận được ghi nhận có tổng cộng 42 máy bay chiến đấu và 8 tàu chiến của Chiến khu phía Đông Trung Quốc tham gia. Trong đó có 27 lượt máy bay chiến đấu Su-30 và J-11 đã vượt qua đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan và tập trung ở phía bắc (phong tỏa kết nối lên Nhật Bản) và phía tây nam (phong tỏa kết nối xuống Philippines).

Trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp của Bộ tư lệnh Chiến khu phía Đông Trung Quốc cũng xác nhận kế hoạch áp sát từ ba hướng nhằm tạo thế bao vây toàn diện Đài Loan trong tập trận lần này.

Sau khi Trung Quốc hoàn thành việc thiết lập hệ thống tên lửa có tầm bắn bao trùm chuỗi đảo thứ nhất, cuộc tập trận lần này có thể xem là nỗ lực tiếp theo của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) nhằm tạo đột phá đối với hệ thống phòng tuyến đồng minh của Mỹ bao bọc con đường hướng ra Thái Bình Dương của Bắc Kinh.

Thế phong tỏa đứt đoạn này vì vậy còn có khả năng làm suy giảm độ thuyết phục từ các chiến dịch vận động tranh cử của các ứng cử viên Đảng Dân tiến (DPP) khi chủ trương tăng cường gắn kết quốc phòng với Mỹ để tạo thế cân bằng quân sự với Trung Quốc.

Thêm vào đó, với sự tập trung các cảng biển lớn đều nằm ở phía tây và sự phụ thuộc của hòn đảo này vào năng lượng nhập khẩu (chiếm 97% tổng nhu cầu), cuộc tập trận của Trung Quốc có thể khiến tình trạng thiếu hụt năng lượng của Đài Loan càng thêm nghiêm trọng.

Không chỉ vậy, sự xuất hiện của hải quân Trung Quốc khi tập trận ở phía tây nam Đài Loan còn ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hải qua cảng Cao Hùng - cảng lớn nhất của Đài Loan nằm ở khu vực này.

Do đó, tuy chỉ diễn ra trong một ngày nhưng cuộc tập trận ngày 19-8 đang phát huy các thế trận thử nghiệm nhằm vào việc định hình chiến thuật phong tỏa đứt đoạn gây ảnh hưởng trực tiếp đến các thế mạnh về thương mại - năng lượng của Đài Loan nói riêng và khả năng phòng vệ tập thể trong chuỗi đảo thứ nhất của Mỹ nói chung.

Ứng phó của Đài Loan

Trên thực tế, kể từ cuộc tập trận sáu khu vực mà PLA tiến hành vào tháng 8-2022, Đài Loan đã nhận định được mục tiêu phong tỏa thương mại - năng lượng dưới vỏ bọc hoạt động quân sự từ phía Trung Quốc.

Do đó, các đảng phái ở Đài Loan lúc này đã sớm có những biện pháp nhằm duy trì "quân xanh" bên cạnh các nỗ lực cứng rắn dưới hình thức "quân đỏ" trong quan hệ với Bắc Kinh.

Dẫn đầu trong các nỗ lực này đó là sự vận động của "gã khổng lồ" về chip bán dẫn TSMC của Đài Loan nhằm được phép duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất chip của họ ở Trung Quốc mà không bị Mỹ trừng phạt.

Thứ trưởng Bộ Thương mại Mỹ về các vấn đề công nghiệp và an ninh Alan Estevez vào giữa tháng 6-2023 đã công bố việc thiết lập lại thời hạn miễn trừ hiện tại cho Tập đoàn TSMC đối với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn và thiết bị sản xuất đến Trung Quốc.

Các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn TSMC cũng vừa thực hiện việc tiếp cận nhóm tập đoàn công nghệ cao chủ chốt của Trung Quốc để mở rộng hoạt động tại thị trường này.

Tiếp theo đó là các nỗ lực tăng cường đối thoại với Trung Quốc từ phía Đảng Quốc dân (KMT) - đảng đối lập ở Đài Loan. Điển hình nhất chính là chuyến thăm Thượng Hải dự kiến từ ngày 29 đến 31-8 của ông Tưởng Vạn An (tân thị trưởng Đài Bắc) đến Thượng Hải nhằm hồi đáp chuyến thăm của các quan chức Thượng Hải đến Đài Loan vào tháng 2 năm nay.

Chuyến thăm của ông Tưởng Vạn An - một nhân vật được xem là ngôi sao chính trị đang lên của KMT - được xem là sự tiếp nối nỗ lực đối thoại sau chuyến thăm của cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đến Trung Quốc vào tháng 3 năm nay.

Có thể thấy, chuyến đi quá cảnh qua Mỹ của phó lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức, người nhiều khả năng trở thành lãnh đạo Đài Loan sau cuộc bầu cử vào tháng 1 tới, một lần nữa lại trở thành nguyên nhân thúc đẩy phía Trung Quốc triển khai chiến thuật tập trận nhằm phong tỏa đứt đoạn hòn đảo này.

Tuy nhiên, sự nỗ lực của các "quân xanh" như KMT và Tập đoàn TSMC đã kịp thời cân bằng động thái của nhóm "quân đỏ" từ DPP cầm quyền.

Với các kênh đối thoại được duy trì và sự gắn kết về kinh tế - công nghệ bán dẫn được mở rộng, tình hình ở "điểm nóng" Đài Loan có lẽ sẽ được duy trì ổn định không leo thang đến mức quá tầm kiểm soát chí ít cho đến cuộc bầu cử đầu năm 2024.

Quy mô nhỏ

Cuộc tập trận ngày 19-8 có quy mô giảm nhẹ và được đánh giá là ít quan trọng hơn hẳn so với hai cuộc tập trận phong tỏa Đài Loan vào tháng 8-2022 và tháng 4 năm nay.

Đây là một hoạt động được phát huy theo kịch bản phong tỏa sáu khu vực vào tháng 8-2022 (phản đối chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi) và nay được Trung Quốc thực hiện trở lại với quy mô nhỏ hơn.

Phó lãnh đạo Đài Loan đưa ra những tuyên bố cứng rắn với Trung QuốcPhó lãnh đạo Đài Loan đưa ra những tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc

Ông Lại Thanh Đức, người nhiều khả năng sẽ trở thành lãnh đạo Đài Loan sau bầu cử, đưa ra những tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc.

Xem thêm: mth.59843957012803202-iom-neib-neid-uc-oc-coun-naol-iad-neib-oe/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Eo biển Đài Loan: Nước cờ cũ, diễn biến mới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools