Đây cũng được xem là xu hướng thương mại thời gian tới của Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh khối BRICS ngày càng có nhiều nước muốn gia nhập.
Theo Tổng cục Hải quan, xuất nhập khẩu của Trung Quốc với các nước thành viên BRICS gồm: Ấn Độ, Nga, Brazil, và Nam Phi... 7 tháng đầu năm tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm 2022 lên 2.380 tỷ Nhân dân tệ, gần 331 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tăng gần 24% so với cùng kỳ năm 2022 lên 171 tỷ USD.
Do Nga bị phương Tây cấm vận nên Trung Quốc xuất khẩu sang Nga đồ điện tử, tiêu dùng, xe ô tô tăng đột biến, cũng như lập kỷ lục nhập khẩu xăng dầu, khí đốt từ Nga.
Thương mại của Trung Quốc với các nước thành viên khác của BRICS chiếm hơn 10% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc. Các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc năng động trong mở rộng thương mại sang các nước thành viên.
Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Ảnh: THX)
Năng lượng đang là mặt hàng được trao đổi nội khối sôi động nhất giữa Nga với Ấn Độ, Trung Quốc. Trong đó các nước này gia tăng tỷ lệ trao đổi bằng đồng nội tệ.
Trả lời phỏng vấn tờ Financial Times ngày 22/8, người đứng đầu Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) của Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS, bà Dilma Rousseff, cho biết ngân hàng đang tìm cách thiết lập hệ thống cho vay bằng đồng nội tệ của nhóm, nhằm thúc đẩy một hệ thống tài chính quốc tế đa cực.
Lãnh đạo ngân hàng NDB dự kiến năm nay sẽ cho vay 8 - 10 tỷ USD. Với việc tiến tới cho vay bằng đồng nội tệ cho phép người vay ở các nước thành viên tránh rủi ro ngoại hối và biến động lãi suất của Mỹ. Tăng cường trao đổi thương mại nội khối, trao đổi với các nước láng giềng đang là xu thế của các nền kinh tế lớn trong cạnh tranh chiến lược.
VTV.vn - Với hơn 1/4 diện tích và hơn 40% dân số thế giới, BRICS là một khối hợp tác lớn mạnh, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.98471629032803202-hnam-gnat-scirb-iov-couq-gnurt-auc-iam-gnouht/et-hnik/nv.vtv