vĐồng tin tức tài chính 365

Những người trẻ đeo phải 'bom nổ chậm' trong sức khỏe tâm lý

2023-08-29 06:20
Bác sĩ Bệnh viện Tâm thần trung ương 2 (tỉnh Đồng Nai) thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh: X.MAI

Bác sĩ Bệnh viện Tâm thần trung ương 2 (tỉnh Đồng Nai) thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh: X.MAI

Khi đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống, người trẻ thường mắc phải "căn bệnh" suy nghĩ tiêu cực về sai lầm trong quá khứ hoặc lo lắng thái quá những chuyện ở tương lai. Vấn đề "đáng báo động" này đặt ra những nhu cầu về phương pháp giải quyết hữu hiệu.

"Bom nổ chậm"

Chúng tôi gặp gỡ V.H.K. (22 tuổi), hiện ngụ tại quận Bình Thạnh (TP.HCM). V.H.K. chia sẻ bản thân là một người mắc phải "overthinking". 

Bạn cho rằng vì bản thân nhạy cảm, mơ mộng nên luôn mong muốn mọi thứ diễn ra như dự định. Khi gặp trắc trở, không như tính toán ban đầu, K. thường gặp những cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng công việc và sinh hoạt.

"Ban đầu không nghĩ là mình bị overthinking đâu, cứ nghĩ mọi chuyện 2-3 hôm rồi sẽ ổn. Nhưng càng về sau, tôi càng không thể thoát khỏi những điều tiêu cực và suy nghĩ thái quá. 

Nó có thể xuất hiện bất cứ lúc nào mà không có dấu hiệu nhận biết. Overthinking như trái bom nổ chậm, tôi hoàn toàn bế tắc, không biết cách nào để thoát khỏi nó", K. bày tỏ.

Tháng 12-2022, trong một lần đối diện với những suy nghĩ tiêu cực, V.H.K. đã tìm cách giải quyết bằng cách lấy dao lam cứa vào cổ tay. Theo chia sẻ của K., sau vụ việc đó, tình trạng tâm lý của bạn "ngày một tệ hơn".

"Lúc đó, tôi ở trọ một mình. Không gian nơi ở ngột ngạt cộng với áp lực công việc và học tập khiến bản thân suy nghĩ tiêu cực, thậm chí có ý định tự tử. Những lúc như vậy, tôi không muốn chia sẻ với ai vì không muốn lan truyền năng lượng tiêu cực đến người khác", K. nhớ lại.

K. sau đó đã thử tìm đến các chuyên gia tâm lý để đánh giá tình hình. Được chuyên gia khuyến cáo gặp bác sĩ, bạn thực hiện theo và được bác sĩ kê thuốc điều trị. 

Sau một tháng sử dụng thuốc, K. cảm thấy bớt lo âu nhưng lại khiến bản thân trở nên buồn ngủ nhiều hơn. Bạn đã dừng điều trị ngay sau đó.

Cho đến thời điểm hiện tại, K. cho biết bản thân vẫn thường xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực với tần suất không đều đặn và "khó có thể kiểm soát được".

Nhớ lại những lần suy nghĩ tiêu cực "nhớ đời" của mình, Võ Thái An (21 tuổi, ngụ quận Tân Phú) chia sẻ: "Từ ngày xa nhà để đi học và làm việc, tôi đối mặt với nhiều cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực hơn hẳn. Vào môi trường mới cảm thấy mình mờ nhạt, kém cỏi. Cứ nghĩ bản thân còn mông lung trong khi bạn bè công việc ổn định, năng nổ, nhiều lúc tôi nằm trên giường khóc nức nở".

Với Thái An, những lần đối diện với suy nghĩ tiêu cực khiến bản thân phải "thức đến sáng hôm sau" và "không biết thoát ra bằng cách nào". "Tôi có nghĩ đến việc gặp các chuyên gia tâm lý để được đánh giá sức khỏe tinh thần, nhưng có vẻ chi phí khá cao nên cũng chưa thực hiện", Thái An cho biết.

Có xu hướng gia tăng

Theo chuyên viên tâm lý Trần Quang Trọng (Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP.HCM), sau đại dịch COVID-19, số lượng bệnh nhân đến khám chữa các bệnh lý tâm thần kinh và các rối loạn tâm lý có xu hướng gia tăng. Trong đó, bệnh nhân lứa tuổi thanh thiếu niên chiếm phần nhiều.

"Đa phần bệnh nhân lứa tuổi thanh thiếu niên gặp căng thẳng, rối loạn thích ứng, tập trung vào triệu chứng tránh né tiếp xúc, mất hứng thú, căng thẳng, mất định hướng hoặc bỏ học", ông Trọng nói.

Đánh giá về nguyên nhân gia tăng lượng bệnh nhân lứa tuổi thanh thiếu niên gặp các vấn đề tâm lý, chuyên viên tâm lý Trần Quang Trọng cho rằng điều này xuất phát từ áp lực học tập, công việc và những biến cố bất ngờ không xử lý, thích ứng kịp thời. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác đến từ kỹ năng giải quyết vấn đề, tính cách cá nhân và nguồn lực hỗ trợ.

"Tình trạng này không nhất thiết sẽ phát triển thành rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, nếu bạn trẻ gặp phải những vấn đề tâm lý nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập, công việc, mối quan hệ xã hội, làm chất lượng cuộc sống của chính các bạn giảm đi", ông Trọng cho biết thêm.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Vũ Kim Hoàn, phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, chuyên khoa tâm thần - nội khoa tổng quát Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, cho biết trong vòng sáu tháng đầu năm 2023 có đến 90.141 lượt bệnh nhân đến khám các rối loạn về tâm thần tại đơn vị.

Bác sĩ Hoàn cũng đề cập tình trạng "overthinking" thường gặp ở giới trẻ. "Overthinking" khiến người trẻ dễ rơi vào rối loạn trầm cảm hoặc lo âu.

"Khi vướng vào, họ dần trở nên buồn chán, mất thích thú, dễ mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên, khó tập trung, mất tự tin, khó quyết đoán, nặng hơn sẽ có mặc cảm tự ti, mặc cảm tội lỗi, cuối cùng có ý nghĩ về cái chết, nếu không được điều trị kịp thời sẽ có ý tưởng tự sát rõ ràng, sắp xếp kế hoạch và cuối cùng là thực hiện hành vi tự sát", bác sĩ Hoàn nói.

TS Nguyễn Văn Tường - phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho biết trong số các vấn đề sức khỏe tinh thần, ngày càng nhiều người trẻ mắc phải hội chứng "overthinking".

Điều này bắt nguồn từ việc mỗi người luôn muốn tìm kiếm giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, hoàn thiện bản thân và đáp ứng các nhu cầu. Tuy nhiên, nếu không giữ được sự cân bằng giữa các mục tiêu, khả năng kiểm soát kỳ vọng và chấp nhận rủi ro sẽ dễ dẫn đến xu hướng lo lắng quá mức về mọi thứ.

Theo TS Tường, hiện chưa có nghiên cứu cụ thể theo dạng đặc trị cho các cá nhân có vấn đề "overthinking". Đồng thời, hội chứng này cũng không phải là một dạng bệnh lý nên hiện nay chưa có thuốc đặc trị riêng.

Hỗ trợ, can thiệp tâm lý, trị liệu và kết hợp với việc duy trì các thói quen sinh hoạt tích cực, rèn luyện các kỹ năng thư giãn, thay đổi tư duy là biện pháp hữu ích hơn cả.

Bác sĩ Vũ Kim Hoàn khuyến cáo để có một sức khỏe tâm thần tốt, mọi người nên biết "vệ sinh tâm thần".

Đó là giữ gìn và nâng cao năng lực thích ứng của con người với môi trường xung quanh, đảm bảo cho con người sống khỏe, sống lâu và sống có ích, nâng cao tố chất tâm lý và thể chất.

Với các vấn đề tâm lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc và sinh hoạt hằng ngày, bác sĩ Vũ Kim Hoàn khuyến cáo mọi người nên đến các cơ sở chuyên khoa về tâm thần để khám và điều trị.

Nghiên cứu: người ăn thịt có sức khỏe tâm lý tốt hơn người ăn chayNghiên cứu: người ăn thịt có sức khỏe tâm lý tốt hơn người ăn chay

Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tập san Critical Reviews in Food Science and Nutrition, những người tránh ăn thịt thường có sức khỏe tâm lý kém hơn người ăn thịt. Nghiên cứu không đưa ra bất cứ kết luận nào về mối quan hệ giữa hai thực tế này, mà chỉ ra rằng những người ăn chay có dễ có nguy cơ trầm cảm, âu lo và tự hoại hơn.

Xem thêm: mth.34202242282803202-yl-mat-eohk-cus-gnort-mahc-on-mob-iahp-oed-ert-iougn-gnuhn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những người trẻ đeo phải 'bom nổ chậm' trong sức khỏe tâm lý”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools