vĐồng tin tức tài chính 365

Bùi Trần Quốc Đạt: Càng thử thách càng có động lực vươn lên

2023-08-30 11:10
Bùi Trần Quốc Đạt ở ngôi trường ngoại thương đã quyết liệt bảo vệ để được theo học - Ảnh: NVCC

Bùi Trần Quốc Đạt ở ngôi trường ngoại thương đã quyết liệt bảo vệ để được theo học - Ảnh: NVCC

Đó là những điều người ta biết về Bùi Trần Quốc Đạt, sinh viên Trường đại học Ngoại thương cơ sở II TP.HCM. Nhưng ẩn sâu sau nụ cười rạng ngời của chàng trai 20 tuổi mà mọi người hay thấy ấy là ưu tư khi quyết định chọn học trường này không được gia đình ủng hộ.

Chịu mở lòng, thay đổi góc nhìn, tôi nhận ra còn nhiều điều mình có thể chia sẻ với cuộc sống xung quanh và mọi thứ không còn quá khắc nghiệt nữa.

BÙI TRẦN QUỐC ĐẠT

Sống ở thể chủ động

Từng đậu lớp 10 chuyên toán một trường chuyên ở TP.HCM nhưng Đạt quyết định chọn học tại quê nhà Đắk Lắk mà bạn nói chưa từng hối hận về quyết định ấy. Học tại quê, bạn có thêm thời gian tham gia các hoạt động bản thân yêu thích. 

Dù học chuyên toán, từng được chọn thi học sinh giỏi quốc gia, Đạt vẫn kịp hoàn thành chứng chỉ IELTS 8.0.

Tham gia các câu lạc bộ thiện nguyện, kỹ năng ở tỉnh, Đạt nói mình dần trưởng thành và tạo được nhiều giá trị cho cộng đồng, luôn thấy hạnh phúc. Sau đó, anh bạn này kết hợp cùng một giảng viên đại học thành lập câu lạc bộ tiếng Anh tại Buôn Ma Thuột thu hút gần 2.000 thành viên.

"Tôi không phải người thông minh vượt trội, chỉ là bản thân luôn kiên trì theo đuổi đam mê. Học hay làm đều phải rất tập trung và trách nhiệm. Tôi nghĩ mình học hiệu quả do thường tìm sự kết nối giữa kiến thức nhà trường và thực tiễn cuộc sống", Quốc Đạt chia sẻ.

Khi có kha khá thành quả vượt mong đợi ngay năm đầu đại học, được nhiều người yêu quý nhưng nhiều người khác cũng "soi" từng hành động của Đạt. Và bạn bận lòng trước những phán xét khiến tâm trạng mình có phần tiêu cực.

Nhưng câu chuyện đến giờ Đạt vẫn nhói lòng mỗi khi nhắc đến là lúc biết điểm thi đậu vào các trường như mong muốn. 

Anh chàng hào hứng khoe về ngôi trường ngoại thương muốn học. Trái với sự háo hức của Quốc Đạt, gia đình hờ hững nhận tin bởi chỉ muốn cậu con trai học trường công an.

Khóc một mình, thậm chí từng nhốt mình trong tủ trốn mọi người, Đạt kể lúc ấy cảm giác trơ trọi ngay trong chính nhà mình. Cuối cùng, khi không thể xoay chuyển được con, gia đình đành miễn cưỡng cho bạn theo học ngoại thương. 

Nhưng đến giờ, Đạt bảo câu nói "Đến một lúc nào đó con sẽ thấy hối hận về điều này" trong ngày cha mẹ tiễn con xuống Sài Gòn học vẫn luôn văng vẳng bên tai.

Khát khao kết nối cộng đồng

Đạt nói luôn ý thức rằng cha mẹ rất yêu thương mình. Với bạn, cha mẹ cũng là thần tượng lớn nhất khi gầy dựng cuộc sống, đi lên từ hai bàn tay trắng. Cha một thân một mình di cư từ Bắc vào Nam với đủ công việc lao động chân tay để kiếm tiền nuôi con chữ.

"Chẳng qua cha mẹ đều muốn chọn hướng đi an toàn nhất cho tôi, sợ tôi thất nghiệp khi ra trường, sợ chuyên ngành không phù hợp với tính cách của con. Nhưng tôi biết rõ bản thân mình muốn gì", Quốc Đạt chia sẻ.

Để tạo niềm tin, Đạt liên hệ với nhiều người quen, tập hợp hầu như các câu trả lời liên quan đến ngôi trường ngoại thương đang học, giải đáp những mối lo của cha mẹ. Chưa hết, anh chàng còn nhờ người cô họ tỉ tê nói chuyện với ba mẹ kiểu "mưa dầm thấm đất". 

Thay vì mãi buồn hay suy nghĩ về câu nói năm nào của mẹ, anh bạn coi đó là động lực, thúc mình đi tới trong học tập, dành thời gian cho nghiên cứu.

Mà Sài Gòn với Đạt là vùng đất quá đặc biệt khiến bạn luôn trong tâm trạng háo hức khám phá và muốn kết nối. Ở đó,

Quốc Đạt được tiếp xúc, học, làm việc cùng nhiều người giỏi và như có sợi dây vô hình gắn kết để mỗi ngày lại càng thấy tin yêu nơi này.

Lúc thành lập câu lạc bộ tiếng Anh tại quê nhà, không chỉ vì nhìn ra cái lợi của việc giỏi ngoại ngữ sẽ cần thiết cho tương lai sự nghiệp người trẻ mà khao khát lớn hơn của anh chàng là kết nối. 

Đạt nói ở Đắk Lắk có khoảng 40 dân tộc anh em sinh sống và ước mong lớn nhất của bạn là có thể kết nối cộng đồng lại với nhau vì hiện sinh hoạt khá rời rạc.

Vậy nên, đôi lúc chỉ là tin nhắn "Đạt ơi, hôm nay mình nói chuyện vài câu với người nước ngoài và họ hiểu" mà một thành viên sinh hoạt trong câu lạc bộ ấy khoe cũng khiến bạn rưng rưng, vui hơn cả những con điểm đỏ chói hay thành tích cao ở mỗi cuộc thi từng tham gia.

"Dù sinh hoạt khá khó khăn vì người đồng bào nói tiếng Kinh còn khó huống chi tiếng Anh nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm duy trì câu lạc bộ này", Quốc Đạt cho biết.

Gia đình sẽ nhận ra nỗ lực của bạn

Là người giảng dạy, hướng dẫn Quốc Đạt nghiên cứu khoa học, tôi thấy bạn ấy rất năng động, nhạy bén. Điều này thể hiện khá rõ khi vừa đi làm thêm nhưng Đạt vẫn có kết quả học tập tốt, năng nổ tham gia hoạt động Đoàn - Hội và còn đoạt giải cao các cuộc thi học thuật.

Tôi nghĩ ấy là tố chất không của riêng Đạt mà của nhiều sinh viên ngoại thương trước yêu cầu ngày càng gắt gao của thị trường.

Khi biết Đạt đã dũng cảm bảo vệ lựa chọn nơi học của mình, cá nhân tôi không nghĩ là sự cứng đầu của tuổi trẻ mà điều này rất đáng trân trọng.

Tất nhiên sự định hướng và lời khuyên của người lớn vẫn có giá trị nhất định nhưng chỉ mỗi người mới hiểu rõ về năng lực, đam mê của chính mình. Nên sự chọn lựa ấy cho thấy bạn có ý thức độc lập cao, trách nhiệm với chính bản thân mình.

Thạc sĩ LÝ NGỌC YẾN NHI (Trường đại học Ngoại thương cơ sở II TP.HCM)

Ngọn măng cô độc vẫn vươn lênNgọn măng cô độc vẫn vươn lên

TTO - Sinh ra đã không biết cha mình là ai, một tay người mẹ tảo tần nuôi nấng đến năm học lớp 7 thì mẹ cũng mất, Nguyễn Thị Thùy Trang (thôn Tây, xã Hiền Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình) phải vất vả một mình bươn chải lo cuộc sống, vừa lo đến trường.

Xem thêm: mth.78212140103803202-nel-nouv-cul-gnod-oc-gnac-hcaht-uht-gnac-tad-couq-nart-iub/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bùi Trần Quốc Đạt: Càng thử thách càng có động lực vươn lên”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools