vĐồng tin tức tài chính 365

Tú 'lò cò' vào đại học

2023-08-31 13:36
Đỗ Anh Tú

Chỉ còn một chân, Tú “lò cò” xóa bỏ tự ti, đến trường và nuôi ước mơ trở thành lập trình viên - Ảnh: HÀ THANH

"Em dự tính lên Hà Nội học và ở ký túc xá nhưng tính toán học phí, sinh hoạt phí thấy rất lo lắng vì bây giờ chỉ có mỗi mẹ là trụ cột chính. Em có thể xin ứng tuyển học bổng Tiếp sức đến trường không ạ?".

Dòng tin nhắn của "chiến binh K" 19 tuổi ấy kéo chúng tôi tìm ngay về căn nhà nhỏ ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng (Hà Nội).

Phá "vỏ ốc"

Tú phải đoạn chi. Qua kết nối từ chương trình Ước mơ của Thúy của Tuổi Trẻ, một nhà hảo tâm biết chuyện đã tặng Tú chiếc chân giả để bạn tự tin đến trường.

Nhưng khi trở lại trường, nỗi tự ti khiến Đỗ Anh Tú cuộn mình trong vỏ ốc, không muốn tiếp xúc với người xung quanh. Cậu bé nói thấy mình khác biệt, xấu hổ vì bạn nào cũng có hai chân mà mỗi mình chỉ còn một!

Mẹ Tú - bà Cấn Thị Đông - nhớ như in câu nói của con trai ngày đó: "Con sẽ đi học nếu mẹ tìm được ngôi trường nào mà tất cả các bạn đều ngồi xe lăn giống con".

Bà nhận ra con trai đang gặp vấn đề với chiếc chân còn lại, không chỉ khó khăn khi di chuyển mà còn cả tương lai sau này.

Mẹ nhẹ nhàng thủ thỉ cùng Tú: "Con không thể làm công việc nặng nhọc, lao động chân tay được thì chỉ có duy nhất con đường học vấn. Mẹ động viên con học để sau này có công việc ổn định. Mẹ sẽ luôn có mặt lúc con cần nhất".

Khó khăn chỉ dần tháo gỡ khi Tú lớn hơn và nhận ra dù khác biệt nhưng thầy cô, bạn bè chưa bao giờ trêu chọc mà lại luôn yêu thương và giúp đỡ mình. Cứ thấy Tú được mẹ đưa đến cổng trường, các bạn ùa ra đón và dìu vào lớp. Thầy cô cũng luôn quan tâm, động viên cậu học trò nhỏ, gặp hôm trời mưa gió còn thay mẹ đưa Tú về tận nhà an toàn.

"Con có thể tự đi học được rồi mẹ nhé!". Bà Đông nói chẳng thể nào quên lúc Tú nói với mẹ câu ấy.

Vì từ ngày Tú bệnh, một mình bà tảo tần, chạy vạy khắp nơi lo cho các con. Bà chỉ dám chọn công việc bán thời gian để còn có thể chăm sóc Tú, ở bên cạnh lúc tinh thần con đang gặp khó khăn nhất. Nay nghe con nói sẽ tự chạy xe điện đến trường, còn niềm vui nào lớn hơn!

Có một lần lúc ngồi xe lăn điều trị vì khi đó đã cắt chân rồi và mình nhìn thấy mẹ trong chiếc áo người nhà bệnh nhân ngồi xổm nhìn về phía mình. Mình không thể quên ánh mắt của mẹ trong khoảnh khắc ấy, thấy thương mẹ vô cùng.
ĐỖ ANH TÚ

Đam mê lập trình

Trở về sau ca làm việc sáng, bà Đông lau vội những giọt mồ hôi lã chã, đến ngồi cạnh con trai. Đôi mắt bà đỏ hoe cố ngăn nước mắt chực trào. Từ ngày Tú tự lo được việc đi lại, bà xin vào dọn vệ sinh ở một trường mầm non cách nhà 15km, cả nhận thêm việc nơi khác. Nhiều lúc cũng oằn mình lắm nhưng lại gắng gượng vì nghĩ đến các con.

Khó khăn càng chồng chất khi dịch bệnh COVID-19 ập đến, việc làm gián đoạn, mấy mẹ con phải xoay trở khắp nơi trong cuộc sống chật vật. Khi có thể đi làm trở lại, bà nhận cùng lúc nhiều việc, hầu như ngày nào cũng đi từ sáng đến tối mịt mới về.

Thương mẹ, chàng trai 19 tuổi ở nhà quán xuyến mọi việc. Anh chàng nhảy lò cò từ nhà trên xuống bếp nấu cơm, rửa bát. Xong việc lại lò cò lên nhà, ngồi vào bàn máy tính.

Nhắc đến đam mê máy tính, mặt Tú sáng hẳn lên nói muốn theo đuổi công nghệ thông tin, nuôi ước mơ trở thành lập trình viên. 

Có chiếc máy tính cũ, bạn lên YouTube, vào các trang mạng mày mò tự học thiết kế web, ngôn ngữ lập trình. Anh chàng đã tự thiết kế được một trang web nhưng "nó nhỏ lắm ạ" như bạn tự nhận.

Cậu cũng tự học tiếng Anh. Một trung tâm ngoại ngữ biết đến hoàn cảnh gia đình Tú đã tặng bạn khóa học miễn phí. Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Đỗ Anh Tú đạt 26,78 điểm, rất thích và đã nộp nguyện vọng vào Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trước đó, Tú đã nhận thông báo trúng tuyển sớm của ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu Trường đại học Công nghiệp Hà Nội.

Từ ngày Tú bệnh, mẹ Đông luôn đồng hành cùng con và sẽ còn bên con đến giảng đường trong những ngày sắp tới - Ảnh: H.THANH

Từ ngày Tú bệnh, mẹ Đông luôn đồng hành cùng con và sẽ còn bên con đến giảng đường trong những ngày sắp tới - Ảnh: H.THANH

Bài toán của mẹ

Căn nhà cũ kỹ, từng mảng tường bong tróc. Chiếc giường kê ở gian giữa vốn là chỗ ngủ của mấy mẹ con nay được trưng dụng làm nơi chứa đồ. "Chỗ này giờ mưa dột ướt không ngủ được nữa ạ", Tú nói rồi nhảy lò cò vào ngồi cùng mẹ nơi góc giường thân thuộc.

Đưa tay xoa chiếc chân còn lại của Tú, người mẹ kể mấy hôm nay nhận tin con đỗ đại học sớm đã lo liệu mấy chỗ, ướm hỏi người này người kia xem có thể vay mượn lo cho con được không. Bà quả quyết để Tú đi học, có vất vả bao nhiêu cũng thấy xứng đáng.

Người mẹ ấy tự nhận bản thân không được học nhiều, cũng chỉ nghĩ cho Tú đi học để con hòa nhập với cuộc sống, rồi khi không học được thì mẹ tìm cách mở cái hàng tạp hóa nhỏ cho con bán túc tắc qua ngày. Nhưng con không chỉ tự tin mà còn muốn khẳng định mình. Bà nói ngoài cố gắng của chính con, công của thầy cô lớn lắm để Tú được như vậy.

Cùng con đi qua biến cố cuộc đời, bao nhiêu ngày con đến trường là bấy nhiêu ngày mẹ canh cánh nỗi lo trong lòng, dõi theo con từng bước. Bà nói mình hạnh phúc khi thấy con tiến bộ từng ngày, vui nhất khi Tú tháo bỏ sự tự ti, hòa nhập cùng bè bạn.

Mẹ sẽ là "nhà đầu tư thành công"

Tú sẽ rời mẹ bước đến giảng đường đại học. Bà Đông tính hai năm học đầu tiên sẽ cố gắng vay mượn hỗ trợ toàn phần cho con. Đến năm thứ ba, khi em gái Tú cũng vào đại học, một mình mẹ khó đủ sức gánh vác được nên Tú sẽ kiếm việc làm thêm, chia sẻ cùng mẹ một nửa tiền học.

Về phần mình, Tú cũng đã tự lập kế hoạch chi tiết cho hành trình tương lai. Hai năm đầu lượng kiến thức khá nặng nên sẽ tập trung học tối đa. Tú nói đến năm thứ ba sẽ xin đi thực tập, thi chứng chỉ tiếng Anh để vừa học vừa làm, tự kiếm tiền trang trải.

"Trước mắt, mình sẽ mượn một khoản đầu tư từ mẹ. Và chắc chắn mẹ sẽ là nhà đầu tư thành công", Đỗ Anh Tú quả quyết.

Bạn đọc ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ: 113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể Tỉnh/Thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ: Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM; Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể Tỉnh/Thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm... cho tân sinh viên.

Các bạn đăng ký học bổng Tiếp sức đến trường 2023 TẠI ĐÂY

Các bạn đăng ký học bổng Tiếp sức đến trường 2023 TẠI ĐÂY

Từ mớ rau ‘hai ngàn’ của mẹ, Hải Nguyên vào đại học, hứa thành người tử tếTừ mớ rau ‘hai ngàn’ của mẹ, Hải Nguyên vào đại học, hứa thành người tử tế

Cánh cửa Trường đại học Ngoại thương (Hà Nội) vừa mở ra với Lê Thị Hải Nguyên như một món quà, cũng là phép thử cho những ngày sắp tới: Làm sao đủ sức đi tiếp.

Xem thêm: mth.63042801113803202-coh-iad-oav-oc-ol-ut/nv.ertiout

Comments:0 | Tags: vay

“Tú 'lò cò' vào đại học”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools