vĐồng tin tức tài chính 365

Phát huy lợi thế "điểm sáng" kinh tế trong xuất khẩu nông sản

2021-08-01 16:34

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu nông sản tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Xuất khẩu nông sản đạt 28,6 tỉ, xuất siêu 3,9 tỉ USD

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động lên các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên cả nước, nhưng ngành nông nghiệp đã thực hiện quyết liệt các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ trong việc thực hiện “mục tiêu kép”, vừa chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo sản xuất và phát triển kinh tế.

Xuất khẩu nông sản 7 tháng đạt 28,6 tỉ USD, trong khi nhập khẩu đạt 24,7 tỉ USD. Xuất siêu 7 tháng đã đạt con số ấn tượng: 3,9 tỉ USD, trong khi 7 tháng đầu năm 2021 nhập siêu của cả nước đã lên tới 2,7 tỉ USD.

Như vậy, nông nghiệp đang là "điểm sáng" về xuất khẩu hàng hóa trong 7 tháng đầu năm 2021.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Phùng Đức Tiến, trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nông sản đã đạt được kết quả khả quan với tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 28,6 tỉ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, giá trị nhóm hàng thô và sơ chế khoảng 18,5 tỉ USD, chiếm 64,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Thống kê của Bộ NNPTNT cho thấy, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 12,2 tỉ USD, tăng 15,1%; lâm sản chính đạt khoảng 10,2 tỉ USD, tăng 54,0%; thủy sản đạt trên 4,9 tỉ USD, tăng 12%; chăn nuôi ước đạt 254 triệu USD, tăng 16%. Điều đáng kể là các mặt hàng trên 2 tỉ USD như caosu, sản phẩm gỗ, thủy sản... đang phát huy lợi thế, tăng trưởng mạnh mẽ trong điều kiện dịch bệnh phức tạp.

Xuất khẩu gỗ tiếp tục là điểm sáng của ngành nông nghiệp trong năm 2021. Ảnh: Vũ Long
Xuất khẩu gỗ tiếp tục là điểm sáng của ngành nông nghiệp trong năm 2021. Ảnh: Vũ Long

Đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, tạo tăng trưởng nông nghiệp

Trong 7 tháng đầu năm, bên cạnh 28,6 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm và đầu vào phục vụ sản xuất nông, lâm sản, thủy sản cũng tăng mạnh với giá trị đạt 24,7 tỉ USD, tăng 42,8% so với cùng kỳ năm 2020 (thặng dư thương mại nông nghiệp trong 7 tháng đạt 3,9 tỉ USD).

Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 15,2 tỉ USD, tăng 54,8%; nhóm sản phẩm chăn nuôi đạt trên 2,2 tỉ USD, tăng 11,3%; nhóm hàng thủy sản ước khoảng 1,2 tỉ USD, tăng 19%; nhóm lâm sản chính khoảng 1,9 tỉ USD, tăng 42,5%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 4,2 tỉ USD, tăng 32,9%.

Như vậy, ngành nông nghiệp chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ sản xuất, xuất khẩu.

Để đảm bảo kim ngạch xuất khẩu khoảng 44 tỉ USD trong năm 2021 dù dịch bệnh phức tạp, Bộ NNPTNT đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, tập trung các giải pháp điều chỉnh kế hoạch sản xuất, cơ cấu mùa vụ phù hợp với tình hình thời tiết, đảm bảo hạn chế tối đa thiệt hại bởi thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chế biến, mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp hiện nay. Bộ NNPTNT tiếp tục tháo gỡ rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật của các nước đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, đẩy mạnh làm việc trực tuyến với các nước để xúc tiến thương mại; thúc đẩy thương mại nông sản, mở cửa thị trường nông sản với các nước như Trung Quốc, Châu Âu (EU), Úc, Peru…

Chia sẻ với PV Lao Động, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Để đảm bảo mục tiêu 41,3 triệu tấn thóc, gần 6 triệu tấn thịt các loại, 15 tỉ quả trứng gia cầm; 1,2 triệu lít sữa… phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, ngành nông nghiệp đang quyết liệt triển khai các giải pháp sản xuất kinh doanh trong điều kiện khó khăn bởi dịch bệnh.

Từ nay đến cuối năm, ngành nông nghiệp triển khai nhiều giải pháp quan trọng: Hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp, địa phương, các tham tán nông nghiệp ở các nước để xuất khẩu nông sản (đặc biệt là vải, nhãn đang vào vụ thu hoạch) sang các thị trường EU, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản. Phối hợp với Bộ Công Thương tiếp tục tháo gỡ các khó khăn về điều tra nguồn gốc gỗ bất hợp pháp. Đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm cám gạo, tinh bột sắn, sắn khô sang Trung Quốc.

Đồng thời, ngành nông nghiệp cũng thực hiện đánh giá rủi ro đối với sản phẩm phụ phẩm sắn (cassava residue) xuất khẩu sang Trung Quốc; Trao đổi thông tin về sản xuất, chế biến, thương mại sắn giữa Hiệp hội Sắn Việt Nam và Hiệp hội Sắn Thái Lan... để xúc tiến thương mại.

Xem thêm: odl.640739-nas-gnon-uahk-taux-gnort-et-hnik-gnas-meid-eht-iol-yuh-tahp/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phát huy lợi thế "điểm sáng" kinh tế trong xuất khẩu nông sản”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools