vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều doanh nghiệp ở Tiền Giang kiến nghị tiếp tục sản xuất “3 tại chỗ”

2021-08-01 18:56

Mặc dù đến chiều ngày 1.8, các doanh nghiệp (DN) đang thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” ở tỉnh Tiền Giang chưa nhận được thông báo gì thay cho Công văn 4093 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc dừng sản xuất “3 tại chỗ”, nhưng nhiều DN vẫn tin tưởng và trong tư thế sẵn sàng tiếp tục sản xuất.

Trước đó, ngày 29.7, UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Công văn 4039 về việc tạm dừng hoạt động đối với các DN sản xuất “3 tại chỗ” trong các khu, cụm công nghiệp từ ngày 5.8 nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan cho đến khi có thông báo mới. Hiện toàn tỉnh Tiền Giang có khoảng 70 DN đang áp dụng sản xuất "3 tại chỗ" với khoảng 12 ngàn lao động.

Quyết định tạm dừng sản xuất “3 tại chỗ” của UBND tỉnh Tiền Giang có liên quan đến việc xuất hiện 2 ổ dịch với hàng trăm CNLĐ bị nhiễm COVID-19 trong 2 khu công nghiệp.

Quyết định tạm dừng sản xuất “3 tại chỗ” của UBND tỉnh Tiền Giang đã làm cho nhiều DN rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi mà họ đã đầu tư số tiền lớn để tổ chức sản xuất “3 tại chỗ” và đang sản xuất theo chuỗi cung ứng mà nếu dừng đột ngột sẽ gây thiệt hại nặng nề.

Một số DN đã gửi kiến nghị đến các ngành chức năng đề nghị xem xét nếu DN thực hiện tốt quy trình sản xuất “3 tại chỗ”, được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xác nhận đạt yêu cầu phòng chống dịch COVID-19, thì nên cho tiếp tục sản xuất.

Trong đơn gửi Bộ NNPTNT, Cty TNHH Chế biến thực phẩm xuất khẩu Vạn Đức (Tiền Giang) cho biết, họ đang xuất khẩu và cung cấp cho thị trường nội địa các sản phẩm cá tra fillet, cắt khúc, cá tra tẩm gia vị, cá tra nướng, chả cá viên... cho các chuỗi siêu thị, nhà hàng, bếp ăn công nghiệp.

Ngoài ra, DN cũng đang cung cấp thực phẩm, cơm hộp, mì xào cho các bác sĩ ở các bệnh viện tuyến đầu. Các sản phẩm của doanh nghiệp đều nằm trong danh mục hàng hóa thiết yếu.

Thực hiện phương án sản xuất "3 tại chỗ", DN đã có nhiều chính sách đãi ngộ để kêu gọi công nhân duy trì sản xuất "3 tại chỗ", đồng thời tổ chức phân luồng, ăn - ở sản xuất theo từng dây chuyền sản xuất để tránh nhiễm chéo. Toàn bộ CNLĐ trong công ty đã được xét nghiệm PCR có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Theo Cty Vạn Đức, khi phải dừng sản xuất, sẽ thiệt hại lớn cho DN cũng như ảnh hưởng đời sống của CNLĐ.

Bà Võ Thị Mai Khanh – Chủ tịch CĐCS CTy TNHH Royal Foods (KCN Mỹ Tho) – cho biết: DN cũng đã có văn bản kiến nghị đến cấp có thẩm quyền được tiếp tục sản xuất. Với khoảng 60% trên tổng số hơn 300 CNLĐ tham gia sản xuất “3 tại chỗ”, DN đã đầu tư, trang bị các điều kiện cần thiết, được ngành chức năng kiểm tra và xác nhận đạt yêu cầu phòng chống dịch COVID-19.

Theo bà Khanh, nếu phải dừng sản xuất, CNLĐ sẽ rời khỏi DN, trở về địa phương hoặc sống tạm bợ trong các khu nhà trọ, sẽ rất khó kiểm soát dịch bệnh so với để họ sản xuất và ở lại trong DN. Nhiều CNLĐ không biết sẽ về đâu khi rời khỏi công ty trong giai đoạn này khi mà nơi cư trú của họ đang bị cách ly, phong tỏa. DN cũng đã lập danh sách tiêm vaccine COVID-19 cho CNLĐ theo chủ trương chung, nếu họ về nhà thì việc tiêm vaccine cũng khó thực hiện.

“Nhiều CNLĐ đã xin ở lại tá túc trong công ty sau khi DN tạm ngừng sản xuất từ ngày 5.8. Chúng tôi sẵn sàng tư thể tiếp tục duy trì sản xuất “3 tại chỗ” khi có thông báo chính thức”, bà Khanh cho biết.

Theo thông tin chúng tôi có được, Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang đã có báo cáo lãnh đạo tỉnh sau khi nhận được các kiến nghị của DN được tiếp tục sản xuất “3 tại chỗ” nếu đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch COVID-19. Lãnh đạo Bộ NNPTNT cũng đã trao đổi với UBND tỉnh Tiền Giang về sản xuất "3 tại chỗ" với quan điểm DN nào đáp ứng tốt yêu cầu sẽ cho tiếp tục sản xuất.

Các DN ở Tiền Giang hi vọng đầu tuần tới sẽ có thông báo chính thức của cơ quan có thẩm quyền về việc tiếp tục sản xuất “3 tại chỗ” từ ngày 5.8.

Xem thêm: odl.701739-ohc-iat-3-taux-nas-cut-peit-ihgn-neik-gnaig-neit-o-peihgn-hnaod-ueihn/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều doanh nghiệp ở Tiền Giang kiến nghị tiếp tục sản xuất “3 tại chỗ””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools