vĐồng tin tức tài chính 365

Đối thoại với học giả Yuval Noal Harari về dịch bệnh

2021-08-02 15:55

Đối thoại với học giả Yuval Noal Harari về dịch bệnh

Nguyễn An Nam

(KTSG) - Những bước tiến của khoa học, đặc biệt trong hai thế kỷ 19 và 20, đã giúp kéo con người ra khỏi những huyễn hoặc mang màu sắc mê tín, tâm linh trong quá khứ khi giải thích nguyên do và tìm kiếm phương pháp khống chế dịch bệnh. Cùng học giả thời danh Yuval Noal Harari nhìn lại một lịch sử dịch bệnh trong cuốn sách nổi tiếng Homo Deus - Lược sử tương lai.

Cuộc khủng hoảng sức khỏe virus SARS-CoV-2 ở mức độ toàn cầu đã thách thức năng lực kiểm soát rủi ro, mạng lưới tổ chức an sinh của các quốc gia. Từ nước giàu đến nước nghèo, khi những đợt sóng đại dịch quét qua, đều phơi bày những thực tại bất cập: số tử vong tăng cao, sự bất bình đẳng xã hội gia tăng, kéo theo những hệ lụy nghèo đói, kỳ thị và bạo lực...

Những “địa bàn thi thố” của virus

Tuy khoa học phát triển, con người hôm nay có hiểu biết khá tường tận về cơ chế của một dịch bệnh, không còn giải thích bằng sự trừng phạt của thần thánh, sự gieo rắc tai ương của ma quỷ như trong thời cổ đại, trung đại và cận đại, nhưng những nỗ lực tiến về phía trước quá nhanh và vội vàng của bánh xe văn minh lại tạo ra những môi trường mới, lý tưởng cho các đại dịch lây lan ở quy mô lớn.

Học giả thời danh Yuval Noal Harari đã nhìn lại một lịch sử dịch bệnh và viết trong cuốn sách nổi tiếng Homo Deus (Lược sử tương lai, bản dịch của Dương Ngọc Trà, Nhã Nam và NXB Thế giới, 2018): “Trong thế kỷ vừa qua, nhân loại ngày càng dễ bị tổn thương trước dịch bệnh, vì dân số tăng kết hợp với giao thông vận tải được cải thiện”. Ông cho rằng, môi trường đô thị là nơi phát sinh và phát tán virus kinh khủng và khó kiểm soát bởi yếu tố thông thương của nó với những đô thị khác.

Tác giả người Do Thái này đưa ra một phép so sánh để thấy yếu tố “mong manh” của các đô thị thời hiện đại: “Một đô thị hiện đại như Tokyo hay Kinshasa mang đến cho các loại vi khuẩn “một địa bàn thi thố” phong phú hơn nhiều so với Florence trung đại hay Technochtitlan của năm 1520, và hệ thống vận tải toàn cầu ngày nay còn hiệu quả hơn hẳn năm 1918. Một con virus cúm Tây Ban Nha có thể tìm đường đến Congo hay Haiti trong chưa đầy hai tư giờ đồng hồ. Do đó, chúng ta lẽ ra nên xác định là phải sống trong một địa ngục bệnh truyền nhiễm, với các dịch bệnh chết người cứ nối tiếp nhau xảy ra mới đúng” (trang 17).

Những phát minh y khoa trong chữa trị, đặc biệt là vaccin đã chặn đứng con đường đẩy chúng ta đến “một địa ngục bệnh truyền nhiễm”. Các chủng virus có nguồn gốc tự nhiên từng gây ra những đại dịch, thảm họa trong lịch sử như dịch hạch, đậu mùa... gần như đã không còn lai vãng trên địa cầu. Con người hiện đại khó có thể tưởng tượng được những trận dịch như Cái Chết Đen vào thế kỷ 14 từng quét qua và hủy diệt đa số cư dân ở các thành phố lớn từ Đông sang Tây. Ngày nay cái tên “dịch hạch” chỉ thoáng hiện lên trong đầu chúng ta khi đưa con em đến bệnh viện tiêm chủng. Chúng ta dần xa lạ với những điều thực sự là niềm ám ảnh tang tóc của tiền nhân.

Con người sẽ vẫn thắng thế

Vào năm 2020, WHO đã đưa một phái đoàn các nhà khoa học đến Vũ Hán (Trung Quốc), nơi được cho là xuất hiện những ca bệnh do chủng SARS-CoV-2 đầu tiên trên thế giới. Việc nghiên cứu, thu thập dữ liệu khoa học để xác định liệu đây có phải là một chủng virus “thoát thai” từ phòng thí nghiệm hay không vẫn chưa đi đến một xác quyết nào. Mới đây, WHO lại tiếp tục đề nghị Trung Quốc hỗ trợ cung cấp các dữ liệu bệnh học liên quan tới lịch sử của quá trình dịch bệnh khởi phát ở quốc gia này, không loại trừ khả năng sẽ có một đoàn chuyên gia nữa đến Vũ Hán tiếp tục khảo sát, tìm manh mối về đại dịch.

Yuval Noal Harari tóm lược về bức tranh các dịch bệnh trong thời gian gầy đây rằng: “Cứ mỗi vài năm chúng ta lại hoảng hồn vì một đợt bùng phát đại dịch tiềm tàng nào đó”. Và chúng ta có thể nhớ lại các thời điểm nhân loại đứng trước những đe dọa dịch bệnh vào đầu thiên niên kỷ thứ ba: SARS năm 2002-2003, cúm gà 2005, cúm heo 2009-2010 và Ebola 2014. Trong đó, thiệt hại nặng nề nhất là dịch Ebola khiến 11.000 người chết ở bên trong khu vực Tây Phi do được khống chế mức độ lây lan kịp thời...

Với các dịch bệnh truyền nhiễm nêu trên, gần như con người đã vượt qua virus. Nhưng với câu hỏi “Covid-19 thì sao?”, sau hai năm đại dịch, cuộc chiến vẫn chưa ngã ngũ. Vaccin đang được sản xuất và triển khai nhanh, nhưng trong tình hình hiện tại, sự xuất hiện của các biến thể dễ lây lan và kháng vaccin là một thử thách mới.

Cần trở lại với một cách nhìn vấn đề của Yuval Noal Harari trong Homo Deus: “Nhưng còn những hiểm họa vốn có trong bản chất của con người thì sao? Công nghệ sinh học đã cho phép chúng ta đánh bại vi khuẩn và virus, nhưng đồng thời nó cũng biến chính con người thành một hiểm họa chưa từng có.

Những công cụ cho phép các bác sĩ nhanh chóng nhận dạng và chữa trị các bệnh mới có thể sẽ được các quân đội và những kẻ khủng bố sử dụng để phát triển những loại bệnh còn khủng khiếp hơn các mầm bệnh gây ra tận thế. Do đó, rất có khả năng các dịch bệnh lớn sẽ tiếp tục đe dọa loài người trong tương lai chỉ khi chính con người tạo ra chúng, để phục vụ cho một ý thức hệ tàn bạo nào đó. Kỷ nguyên con người bất lực trước các đại dịch tự nhiên có lẽ đã qua. Nhưng có thể chúng ta rồi sẽ phải tiếc nhớ những ngày đó” (trang 21, 22, sách đã dẫn).

Nhân loại hẳn không mong muốn kịch bản xấu đó xảy đến. Và con người sẽ tìm được chìa khóa để vượt qua đại dịch. 

Xem thêm: lmth.hneb-hcid-ev-irarah-laon-lavuy-aig-coh-iov-iaoht-iod/348813/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đối thoại với học giả Yuval Noal Harari về dịch bệnh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools