Bắc Ninh và Bắc Giang là hai địa phương bị thiệt hại nặng nề bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, với sự quyết tâm, đồng lòng giữa chính quyền, doanh nghiệp và người lao động trong việc vừa chống dịch, vừa sản xuất, phát triển kinh tế, đến nay hoạt động sản xuất tại hai địa phương này đã cơ bản ổn định, trở thành vùng sản xuất an toàn. Mục tiêu từ giờ đến cuối năm sẽ là thời gian của sự phục hồi và phát triển. Đây có thể sẽ là những kinh nghiệm thực tiễn tại các địa phương đang có dịch khác.
Tại tỉnh Bắc Ninh, hầu hết các doanh nghiệp đã trở lại làm việc bình thường, số lao động cũng đáp ứng khoảng 97%; tiếp tục thực hiện mô hình 3 tại chỗ: sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ tại chỗ". Nhiều công nhân nhận làm tăng ca để đáp ứng nhu cầu sản xuất và thu nhập.
"Công ty bố trí rất hợp lý thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, nên năng suất lao động vẫn đạt so với kế hoạch của bộ phận sản xuất đề ra", chị Nguyễn Thùy Vân, Khu công nghiệp VSIP Từ Sơn, Bắc Ninh, chia sẻ.
Công nhân làm việc tại một doanh nghiệp ở Bắc Giang. (Ảnh: baobacgiang)
"Thời điểm này tuyển lao động phổ thông đã khó, tuyển lao động có tay nghề lại càng khó hơn. Dự kiến chúng tôi sẽ tuyển khoảng 1.000 lao động phổ thông và 300 lao động có trình độ cao đẳng", ông Oh Do Yeun, Giám đốc Công ty TNHH Hadabi Vina, cho hay.
An tâm sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động và chống dịch. Nhiều doanh nghiệp cũng đã đưa ra những đại ngộ cho công nhân như: việc tặng phụ cấp ăn ở, tăng tiền thưởng, chi hoa hồng cho những công nhân giới thiệu được lao động mới.
UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các địa phương thành lập "Tổ hỗ trợ công nhân" để sắp xếp nơi ở cho công ty trong cùng một nhà trọ, khu trọ, khu vực ở gần nhau. Các công nhân làm việc không được di chuyển sáng địa phương khác.
Tương tự, tỉnh Bắc Giang cũng xác định mục tiêu 5 tháng cuối năm sẽ là động lực tăng trưởng. Vì vậy, sau khi dịch được khống chế, hoạt động sản xuất đã bắt đầu sôi động trở lại. Hiện hầu hết các doanh nghiệp đã trở lại sản xuất, giá trị công nghiệp tháng 7 cũng đã đạt 80% so với trước.
"Công nhân của chúng tôi đã được tiêm vaccine, theo dõi cập nhật đẩy đủ các thông tin. Hiện đã có hơn 1.500 công nhân trở lại làm việc. Hiệu quả sản xuất tăng thêm 20%", ông Koh Jeung Man, Giám đốc Công ty TNHH Hana Kovi, cho biết.
UBND tỉnh cũng yêu cầu các doanh nghiệp luôn đặt vấn đề phòng chống dịch lên hàng đầu, đáp ứng yêu cầu "sản xuất để chống dịch, chống dịch để sản xuất". Các doanh nghiệp phải thường xuyên thực hiện những buổi diễn tập về phòng dịch, sẵn sàng đối phó trong các tình huống.
Để đảm bảo cho các doanh nghiệp, công nhân ổn định sản xuất, UBND tỉnh Bắc Giang cũng đã thành lập các tổ hỗ trợ, làm cầu nối cho các doanh nghiệp trong việc lưu thông, ổn định đầu ra sản phẩm.
VTV.vn - Tỉnh Bắc Giang đã xây dựng phần mềm truy vết COVID-19, kỳ vọng là giải pháp giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.1564105130801202-hcid-uas-taux-nas-ioh-cuhp-hnid-no-gnaig-cab-hnin-cab/et-hnik/nv.vtv