Theo Tổ chức Y tế thế giới, do dự không tiêm vắc xin là một trong những mối đe dọa hàng đầu với sức khỏe toàn cầu - Ảnh: PHARMACEUTICAL JOURNAL
Tuy nhiên, biến thể Delta siêu lây nhiễm đang khiến bà lo sợ không được gặp chồng. Bà tâm sự với báo Washington Post rằng bản thân bà rất tức giận với những người đủ điều kiện tiêm nhưng từ chối hay viện dẫn thông tin sai lệch.
Theo chuyên gia Mohammad Razai (Đại học London), phần lớn những người do dự tiêm vắc xin chỉ đơn giản là vì họ chưa quyết định tiêm mà thôi. Vậy làm sao để thuyết phục họ?
3 biện pháp xóa bỏ e ngại vắc xin
Đài BBC dẫn lời chuyên gia Razai cho biết có 5 yếu tố khiến một người chần chừ không tiêm vắc xin. Một là sự tự tin: người đó có tin tưởng vào tính hiệu quả và an toàn của vắc xin hay không, có tin vào dịch vụ y tế và những nhà hoạch định chính sách quyết định triển khai tiêm chủng hay không. Hai là tự mãn: người đó có xem COVID-19 là nguy cơ nghiêm trọng với sức khỏe của họ hay không.
Ba là người dân tiếp cận vắc xin dễ dàng hay khó khăn. Bốn là người dân sẽ cân nhắc giữa lợi ích và thiệt hại khi tiêm vắc xin. Và cuối cùng là trách nhiệm tập thể: người dân có sẵn sàng tiêm vắc xin để bảo vệ người xung quanh khỏi bị lây nhiễm hay không.
Dù là yếu tố nào thì trong thời điểm này, việc trì hoãn tiêm chủng cũng mang lại mối đe dọa sức khỏe vì biến thể Delta lây nhiễm rất nhanh.
Do đó, yếu tố quan trọng nhất để khắc phục sự chần chừ của người dân trước vắc xin là xây dựng niềm tin của công chúng với vắc xin. Để làm điều này, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) hồi tháng 6 đề ra 3 biện pháp.
Biện pháp đầu tiên là nâng cao kiến thức về vắc xin. Đối với những mối nghi ngờ từ người dân như quá trình phát triển và phê duyệt vắc xin quá gấp rút hay các tác dụng phụ tiềm ẩn, WEF cho rằng lãnh đạo địa phương có thể chủ động tiếp cận và tuyên truyền kiến thức thông qua hình thức trực tiếp hoặc phương tiện truyền thông như điện thoại, truyền hình, quảng cáo, các kênh mạng xã hội.
Hai là cải thiện tâm lý người dân về vắc xin bằng những chia sẻ thực tế. Một y tá ở bang Louisiana gọi điện cho bệnh nhân do dự không tiêm và kể cho người này về việc cô đã từng là người hoài nghi vắc xin và thay đổi ra sao khi chồng cô qua đời vì COVID-19. Bệnh nhân này sau rốt quyết định đi tiêm.
Cuối cùng chính là chính quyền các nước cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân đi tiêm. Một số bang ở Mỹ vận chuyển miễn phí cho người muốn đi tiêm, tung ra nhiều ưu đãi về tiền và quà tặng. Một chiến thuật khác là "đưa vắc xin" đến người dân.
Ví dụ, hệ thống y tế ở bang Pennsylvania lập đơn vị y tế di động để đưa vắc xin về khu vực nông thôn. Những hệ thống di động này được thiết kế riêng cho những người đang có tâm lý trì hoãn, trái ngược với điểm tiêm chủng đại trà dành cho người muốn tiêm.
Vai trò của mạng xã hội
Bên cạnh đưa ra nhiều ưu đãi để khuyến khích người dân đi tiêm như tặng tiền, bia, thức ăn miễn phí, vé xổ số..., nhà chức trách Mỹ kêu gọi các mạng xã hội như Facebook, Twitter tìm cách giảm lan truyền tin giả và tăng đưa tin tích cực về vắc xin.
Ngày 16-7, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói Facebook đang "giết người" bằng tin giả. Ông Biden muốn nhắm tới những thông tin sai lệch về vắc xin đang lan truyền trên mạng xã hội và thúc giục các mạng xã hội kiểm soát tin giả về vắc xin nhiều hơn nữa.
Nhà Trắng mới đây cũng vận động những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOLs) để tuyên truyền thuyết phục người dân đi tiêm.
Ở châu Âu, nghiên cứu từ BBC cho thấy số người theo dõi các trang chia sẻ nội dung cực đoan chống vắc xin ở Pháp tăng mạnh trong năm 2020, từ 3,2 triệu lên gần 4,1 triệu lượt thích. Những trang tin chống vắc xin góp phần đăng tải những tin đồn thất thiệt như vắc xin giết chết hàng triệu người, chứa thiết bị theo dõi hay thay đổi ADN của chúng ta.
Trước những lời chỉ trích, Facebook đã khởi động một chiến dịch để giúp người dùng phát hiện tin tức giả mạo. Từ cuối năm ngoái, Facebook bắt đầu gửi thông báo trực tiếp đến những người dùng đã thích, chia sẻ hoặc nhận xét về các bài đăng liên quan tới COVID-19.
Để chống lại những thông tin sai lệch về vắc xin, Facebook cũng sẽ xóa các bài đăng có tuyên bố sai về tất cả các loại vắc xin.
Tổng thống Pháp lên mạng giải đáp vắc xin
Theo Hãng tin AFP, xuất hiện trên hai nền tảng mạng xã hội quen thuộc của giới trẻ là TikTok và Instagram đầu tuần này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chia sẻ thông tin bác bỏ những điều sai lệch về vắc xin COVID-19 đang khiến một bộ phận người trẻ do dự chưa tiêm ngừa.
Chọn một chiếc áo thun màu đen thay cho bộ vest sẫm màu lịch duyệt thường thấy, ông Macron xuất hiện trong một video ngắn được ghi hình tại khu biệt thự nghỉ dưỡng của ông ở miền nam nước Pháp.
Trong video, ông nhiều lần nhắc lại quan điểm cho rằng vắc xin là "vũ khí duy nhất" giúp đánh bại đợt bùng dịch COVID-19 lần thứ tư.
Nhắc đến những tin đồn sai về vắc xin COVID-19, ông Macron kêu gọi những người vì lý do nào đó còn ngần ngại với vắc xin có thể gửi câu hỏi hay chia sẻ những băn khoăn trực tiếp với ông.
ĐỖ DƯƠNG
TTO - Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết việc các nước hoãn tiêm liều bổ sung vắc xin ngừa COVID-19 sẽ giúp đảm bảo mọi quốc gia tiêm cho ít nhất 10% dân số.
Xem thêm: mth.83235033240801202-nix-cav-iov-nad-iougn-auc-nit-mein-oc-gnuc/nv.ertiout