vĐồng tin tức tài chính 365

Cách phân biệt dân quân tự vệ "rởm" lợi dụng thời gian giãn cách để trục lợi

2021-08-05 18:50

Giả danh lực lượng kiểm soát chống dịch COVID-19 để phạt tiền người dân đi đường

Công an quận Hoàn Kiếm đang củng cố hồ sơ, xử lý nhóm đối tượng táo tợn giả danh lực lượng kiểm soát phòng, chống dịch để cưỡng đoạt tài sản. Cụ thể, các đối tượng gồm: Nguyễn Đức Anh (SN: 2004, HKTT: Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội); Phạm Việt Đức (SN: 2004; HKTT: Đống Đa, Hà Nội); Nguyễn Đức Quân (SN: 2006, HKTT: Ba Đình, Hà Nội); Trần Minh Sang (SN: 2006, HKTT: Ba Đình, Hà Nội); Nguyễn Đắc Thắng (SN: 2004, HKTT: Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Nguyễn Văn Tường Huy (SN: 2006, HKTT: Phong Điền, Thừa Thiên Huế).

Theo CQĐT, số đối tượng này bàn bạc thống nhất mặc quần áo dân quân tự vệ, ra đường tìm những người đi đường không đội mũ bảo hiểm, không đeo khẩu trang, vi phạm quy tắc phòng chống dịch. Khi phát hiện người vi phạm sẽ yêu cầu dừng xe tiến hành kiểm tra và đe dọa người vi phạm về trụ sở phường để xử lý. Hành động này nhằm mục đích làm cho người vi phạm sợ phải đưa ra một số tiền để được bỏ qua lỗi.

Quá trình bắt quả tang các đối tượng, lực lượng chức năng đã thu giữ những tang vật gồm: 3 dùi cui gỗ màu đỏ, trắng; 1 gậy chỉ huy giao thông; 2 dùi cui điện; 3 bộ đàm; 1 súng bắn đạn nhựa.

Cách phân biệt dân quân tự vệ rởm lợi dụng thời gian giãn cách để trục lợi - Ảnh 1.

Nhóm đối tượng giả danh lực lượng dân quân tự vệ bị phát hiện, bắt giữ.

Cách nhận biết đối tượng giả danh lực lượng chức năng

Chuyên gia Tâm lý tội phạm, TS Đoàn Văn Báu cho biết, để phát hiện hành vi giả danh lực lượng chức năng, người dân cần chú ý một số điều sau:

- Khi tiếp xúc với người có sử dụng trang phục giống lực lượng chức năng (thường không đồng bộ, không đúng qui định) cần chú ý quan sát thái độ của họ.

- Phân tích các thông tin cơ bản mà đối tượng đưa ra, rút ra những thông tin đúng, thông tin sai sẽ đánh giá được đối tượng nói thật hay nói dối, có phải là giả danh lực lượng chức năng hay không.

- Yêu cầu cho xem giấy tờ để chứng minh đúng là lực lượng chức năng làm nhiệm vụ, lý do kiểm tra, thông báo lỗi vi phạm là gì,…

Nếu không đủ khả năng đánh giá, có thể nhờ người thân am hiểu pháp luật phân tích đánh giá, không nên vội tin đối tượng, làm theo lời của đối tượng. Theo đó, nhờ người thân hỏi trực tiếp đơn vị do đối tượng cung cấp, xác định đối tượng có công tác ở bộ phận đó hay không. Lưu ý cần cung cấp họ tên đầy đủ, cấp bậc, chức vụ, độ tuổi, đặc điểm nhân dạng, nếu có hình ảnh càng tốt… để đơn vị chủ quan thẩm tra xác minh.

Về góc độ pháp lý, nếu các đối tượng có hành vi giả mạo lực lượng chức năng nhưng không có mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xử lý về tội "Giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác" theo Điều 339-Bộ luật Hình sự năm 2015.  Điều luật này quy định ba hành vi là "giả mạo chức vụ", "giả mạo cấp bậc", "giả mạo vị trí công tác".

Chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong ba hành vi trên đã đủ cấu thành tội phạm. Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Tuy nhiên, nếu các đối tượng có hành vi giả mạo nhằm chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xử lý về tội "Cưỡng đoạt tài sản" theo quy định tại Điều 170-Bộ luật Hình sự có khung hình phạt thấp nhất từ 1 năm đến 5 năm và cao nhất là từ 12 năm đến 20 năm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.12224917150801202-iol-curt-ed-hcac-naig-naig-ioht-gnud-iol-mor-ev-ut-nauq-nad-teib-nahp-hcac/taul-pahp/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cách phân biệt dân quân tự vệ "rởm" lợi dụng thời gian giãn cách để trục lợi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools