vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp đề xuất chủ động chống dịch với quy tắc "1 ổ khóa có 4 chìa"

2021-08-07 19:53

Các doanh nghiệp đề xuất cho phép họ được chủ động phương pháp chống dịch theo quy tắc "1 ổ khóa 4 chìa".

Thay "4 ổ khóa" chống dịch bằng "1 ổ khóa có 4 chìa"

Theo phản ánh từ các doanh nghiệp, do ách tắc từ nhiều khâu, tất cả các lĩnh vực dệt may, gạo, trái cây, thủy sản..., từ tháng 7.2021 đến nay, số lượng container hàng xuất khẩu giảm sút khiến các doanh nghiệp như "ngồi trên đống lửa".

“Trước đây, công suất thông thường khoảng 100 container/ngày, thì hiện tại giảm xuống chỉ còn 30-40 container” – ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng Giám đốc Vina T&T Group cho biết.

Nhiều doanh nhân cũng cho biết, tắc nghẽn vận tải là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Có một thực tế là, hiện nay, phương thức chống dịch ở mỗi địa phương lại khác nhau, để đưa hàng đến cảng, nông sản Đà Lạt phải đi vòng qua Nha Trang để tránh chốt chặn, cung đường dài thêm, ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu, cần phải xem xét để thống nhất.

Ông Nguyễn Duy Minh – Tổng thư ký Hiệp hội DN và Dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) - cho rằng: Hiện logistics đang phải làm việc qua sức ép của 4 “ổ khóa” phòng dịch. Cụ thể, “ổ khóa” thứ nhất là lái xe phải có xét nghiệm; thứ hai là xe vận chuyển phải có mã QR nhận diện luồng xanh; thứ ba là hàng hóa phải thuộc diện thiết yếu theo quy định của Bộ Công Thương và "ổ khóa" thứ tư là các chốt phòng dịch của địa phương.

“4 ổ khóa" - 4 yếu tố ràng buộc này khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Sản xuất đã rất khó rồi, doanh nghiệp đã phải rất nỗ lực mới tồn tại được mà vận tải không được thì khó khăn nhân gấp đôi. Đề nghị miễn thủ tục xét nghiệm lái xe mà đưa ra quy tắc vận tải an toàn” – ông Nguyễn Duy Minh nói, đồng thời đề xuất chỉ thực hiện “1 ổ khóa có 4 chìa”.

Giải thích về "4 chìa khóa", ông Minh cho biết: Lái xe không ra khỏi cabin, không tiếp xúc, để lái xe không phải vào các điểm xét nghiệm đông người không đủ điều kiện phòng dịch; Bộ Y tế cho phép doanh nghiệp tự mua thiết bị xét nghiệm; doanh nghiệp được tự xét nghiệm cho lái xe và sẽ bị truy tố nếu làm sai; để doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm và tham gia chống dịch cùng Chính phủ.

Nhiều doanh nghiệp gặp nguy cơ đứt gãy sản xuất

Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) Vũ Đức Giang, việc thực hiện Chỉ thị 16 tại nhiều địa phương không thống nhất, một số địa phương thực hiện quá cứng nhắc đã tạo áp lực cực kỳ lớn lên cộng đồng doanh nghiệp, làm tê liệt sản xuất của ngành dệt may tại toàn bộ 19 tỉnh đang thực hiện giãn cách phía nam.

"Nhiều địa phương không linh hoạt áp dụng cứng nhắc máy móc, cả doanh nghiệp chưa bị F0 cũng bị đóng cửa" - ông Trần Đức Giang cho hay.

“Bộ phận phát triển mẫu chỉ vài chục người cũng không thể đi làm. Chở áo từ nhà máy đến nhà máy vắt hay xưởng thêu dù chỉ cách 1km cũng không được vì bị coi là hàng không thiết yếu. Nguồn cung thiếu hụt, địa phương kiểm soát hàng rào dọc quốc lộ 1 nên đơn hàng phía Nam không chuyển được ra Bắc, nguyên liệu không thể chuyển từ Bắc vào Nam gây nguy cơ đứt gãy sản xuất” – ông Vũ Đức Giang chia sẻ.

Điều khiến ông Vũ Đức Giang lo lắng nhiều hơn, là khi dịch bệnh lắng xuống, việc tuyển lại lao động rất khó, trong khi ngành dệt may hiện nay phần lớn lao động đã nghỉ việc về quê.

“Lao động về quê rầm rầm rồi, sau này quý IV kiểm soát dịch tái khởi động lại sản xuất trong doanh nghiệp là thách thức cực kỳ lớn, khả năng chỉ đạt được 50-60% lao động, trong khi đơn hàng đã nhận hết quý IV/2021 và quý I/2022” – ông Giang chia sẻ.

Cũng theo ông Giang, dịch COVID-19 không phải chỉ trong 1 vài tháng, mà có thể còn rất lâu dài, phức tạp. Do đó, cần tính giải pháp “sống chung” lâu dài, linh hoạt, không thể vì chống dịch mà đóng tất cả các hoạt động của nền kinh tế, bởi nếu như vậy, không chỉ doanh nghiệp mà tất cả người dân đều không trụ được.

Đối với ngành chế biến xuất khẩu đồ gỗ, theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), tại Đồng Nai, khảo sát nhanh 50 doanh nghiệp ngành gỗ, có 60% doanh nghiệp buộc phải tạm dừng sản xuất do công nhân bị cách ly, phong tỏa, trong khi việc bố trí sản xuất "3 tại chỗ" đang gặp nhiều khó khăn.

Hiện tại, có 30% doanh nghiệp đang duy trì sản xuất nhưng cầm chừng vì phải tổ chức giãn cách để đáp ứng các đơn hàng đã ký.


Xem thêm: odl.094939-aihc-4-oc-aohk-o-1-cat-yuq-iov-hcid-gnohc-gnod-uhc-taux-ed-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp đề xuất chủ động chống dịch với quy tắc "1 ổ khóa có 4 chìa"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools