vĐồng tin tức tài chính 365

Không thể rập khuôn một mô hình sản xuất cho tất cả doanh nghiệp

2021-08-08 19:27

Đề xuất để doanh nghiệp và địa phương chủ động xây dựng mô hình sản xuất, chống dịch phù hợp trong điều kiện dịch bệnh, không rập khuôn cứng nhắc.

Không thể rập khuôn cứng nhắc một mô hình sản xuất

Dịch bệnh COVID-19 gây đứt gãy nguồn cung, gián đoạn sản xuất. Doanh nghiệp đang ngấm đòn và cần chính sách phù hợp, linh hoạt để có thể sản xuất, kinh doanh, nếu không sẽ có nguy cơ phá sản, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ông Trần Quang Trung - Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam - thẳng thắn chỉ rõ: "Trong thời gian qua, vấn đề phát triển kinh tế chưa được ưu tiên đúng mức. Cải cách hành chính đang chững lại. Lẽ ra lúc này phải đẩy online cấp độ 4 nhưng cơ quan quản lý, kể cả hải quan lại đòi bản giấy, dẫn đến hàng không giải toả được, sữa ùn ứ ở Cát Lái không xuống nhận hàng được".

Theo bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam (Lefaso), dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến các DN trong ngành có nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng do không thể áp dụng phương án “ba tại chỗ” bởi nhiều nguyên nhân.

Bà Phan Thị Thanh Xuân cũng khẳng định, DN không phản bác “3 tại chỗ”, vì phương án này đã phát huy hiệu quả khi tình hình dịch bệnh rất căng thẳng.

“Thực tế đã có những DN làm rất tốt. Vì vậy, với những DN nào làm tốt thì chúng ta vẫn duy trì và khuyến khích. Tuy nhiên, vẫn nên có lộ trình để mở ra giải pháp 2 tại chỗ kết hợp test nhanh” - bà Xuân nêu ý kiến.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An – ông Nguyễn Minh Lâm, dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ nông sản. Long An có nhiều nông sản phục vụ sản xuất và kinh doanh. Hiện tỉnh Long An cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ đang vào vụ thu hoạch lúa, dưa hấu, nhãn…

“Để phòng chống dịch, chúng tôi đã phân nhỏ từng nhóm để thu hoạch nông sản. Nhưng vấn đề quan trọng hiện nay là khâu tiêu thụ. Phần lớn nông sản của tỉnh cung cấp cho các thị trường TPHCM và một số tỉnh khác, do các chợ đầu mối đóng cửa nên việc tiêu thụ rất khó khăn. Trong khi đó, thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” làm tăng chi phí doanh nghiệp” – ông Nguyễn Minh Lâm nói.

Ông Nguyễn Hải Minh - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN Châu Âu (EuroCham) - cũng cho biết, hiện nay, sản xuất “3 tại chỗ” rất khó khăn. Qua khảo sát nhanh, chỉ 30% người lao động đồng ý làm “3 tại chỗ”, DN có trả thêm tiền công nhân cũng không muốn làm vì đã kéo dài.

Đại diện Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Hà Nội (AmCham) cũng cho biết, rất ít thành viên duy trì được "3 tại chỗ", "1 cung đường - 2 điểm đến", nhiều nhà cung cấp đã đóng cửa từ 13.7.2021.

DN được chủ động phương án chống dịch và sản xuất, kinh doanh

Từ những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện phương án “3 tại chỗ”, bà Phan Thị Thanh Xuân nhấn mạnh: Đặc thù của mỗi DN, ngành hàng rất khác nhau, cần nâng cao tính linh hoạt của DN, từ đó đề xuất một phương án phù hợp nhất cho sản xuất nhằm đảm bảo an toàn.

"Mô hình “hai tại chỗ” sẽ linh hoạt hơn, bởi nếu chỉ áp dụng khiên cưỡng một mô hình cho tất cả các DN có thể sẽ thất bại" - bà Xuân nói.

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cũng cho rằng, phải để DN tự quản lý y tế tại chỗ. "Chúng tôi mua hàng nghìn kít thử để test tại chỗ, vì DN biết công nhân của họ là ai nên họ chịu trách nhiệm được và chia sẻ gánh nặng với Chính phủ" - bà Thu Sắc khẳng định.

Về vấn đề này, Chủ tịch VCCI - TS Vũ Tiến Lộc cũng nhấn mạnh: Vai trò tự chủ của DN trong quản lý y tế tại chỗ là giải pháp rất quan trọng. TS Lộc cũng cho rằng, trong ban chỉ đạo phòng chống dịch cần có đại diện DN.

"Tôi đề nghị chống dịch không chỉ là vấn đề y tế mà bao gồm cả vấn đề kinh tế xã hội. Vì vậy, trong các ban chỉ đạo phải có thành phần DN để có tiếng nói về kinh tế" - TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Xem thêm: odl.767939-peihgn-hnaod-ac-tat-ohc-taux-nas-hnih-om-tom-nouhk-par-eht-gnohk/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không thể rập khuôn một mô hình sản xuất cho tất cả doanh nghiệp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools