vĐồng tin tức tài chính 365

Mở lại kênh phân phối truyền thống: Đâu quá khó!

2021-08-09 08:54

Đã hơn 3 tuần kể từ khi UBND TP HCM ra văn bản khẩn yêu cầu các quận, huyện, TP Thủ Đức nhanh chóng xây dựng phương án tổ chức điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu, các mặt hàng tươi sống để bảo đảm cung ứng thực phẩm cho người dân, đến nay, chưa đến 1/10 số chợ đang đóng cửa được khôi phục hoạt động.

Quá ít chợ mở cửa trở lại

Sáng chủ nhật (8-8), gần 20 sạp bán rau củ, thịt cá… được bố trí tại khu vực sân chợ Bình Thới (quận 11) thu hút khá đông khách hàng. Chợ này vừa mở cửa lần 2 từ ngày 1-8 (đã tạm ngưng hoạt động 2 lần vì phát hiện ca F0 tại chợ) với một số điều chỉnh trong công tác quản lý, hoạt động: giảm số sạp bán hàng còn khoảng 1/5 so với trước, hàng hóa được định lượng sẵn (theo bịch/túi 500 g, 1 kg hoặc theo trái), khách lấy hàng - trả tiền để hạn chế tối đa thời gian lưu lại khu vực mua sắm.

Ông Nguyễn Bá Tùng, Trưởng ban quản lý chợ Bình Thới, cho biết hiện chợ chỉ hoạt động từ 7 đến 9 giờ, trung bình mỗi ngày phục vụ 500-700 lượt khách. "Nhu cầu mua thực phẩm của người dân rất lớn. Dù thời gian mở cửa chính thức bắt đầu là 7 giờ nhưng hầu như ngày nào khách cũng xếp hàng chờ sẵn từ 6 giờ, đợi tiểu thương bày biện hàng hóa xong là vào mua sắm" - ông Tùng nói.

Chợ Nguyễn Tri Phương (quận 10) cũng đã mở cửa lần 2 cho khoảng 8-10 tiểu thương kinh doanh lương thực, thực phẩm bán hàng trở lại từ ngày 4-8, sau hơn 10 ngày tạm đóng cửa vì có ca F0. Trước đó, ngày 27-6, chợ này đã tạm đóng cửa lần 1 cũng vì lý do tương tự.

Theo ông Phan Thanh Hà, Trưởng ban quản lý chợ Nguyễn Tri Phương, hiện tất cả quầy sạp đang hoạt động đều được quây ni-lông bảo vệ, tiểu thương đã được chích vắc-xin ngừa Covid-19, có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Thời gian họp chợ rút ngắn còn khoảng 2 giờ trong buổi sáng thay vì kéo dài đến 11 giờ như trước. Sau khi tiểu thương dọn dẹp ra về thì ban quản lý chợ phun khử khuẩn khu vực kinh doanh.

Theo thống kê của Sở Công Thương TP HCM, tính đến ngày 8-8, trên địa bàn TP có 34/237 chợ đang hoạt động, vẫn còn 200 chợ truyền thống và 3 chợ đầu mối đóng cửa. Hiện nay, 11 quận, huyện và TP Thủ Đức vẫn tạm đóng cửa toàn bộ chợ truyền thống.

Nếu tính từ thời điểm Phó Chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng gửi công văn khẩn đến UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức cùng các sở, ngành liên quan yêu cầu nhanh chóng có phương án khôi phục hoạt động bán lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu tại các chợ truyền thống để bảo đảm cung ứng hàng hóa đến người dân, đến nay, chỉ mới 15 chợ (chưa tới 10% số chợ đang đóng cửa) mở cửa trở lại. Một số ban quản lý chợ đã trình phương án tái mở cửa chợ hoặc bố trí địa điểm phù hợp để tổ chức bán hàng cho chính quyền địa phương nhưng chưa được chấp thuận.

Mở lại kênh phân phối truyền thống: Đâu quá khó! - Ảnh 1.

Tiểu thương chợ Bình Thới (quận 11) chia sẵn rau, thịt theo từng phần, khách nhận hàng - trả tiền để rút ngắn thời gian giao dịch

Cần chính quyền địa phương vào cuộc

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, lãnh đạo một số quận, huyện giải thích lý do chưa khôi phục kênh phân phối truyền thống là vì tình hình dịch tại địa phương còn phức tạp, tiểu thương lẫn nhân viên ban quản lý chợ còn ở trong khu vực phong tỏa, cách ly hoặc xuất hiện ca F0 mới trong khu vực chợ, là tiểu thương chợ… nên chưa bảo đảm an toàn.

Nhiều ý kiến cho rằng lý do này có phần đúng nhưng chưa phản ánh đủ thực tế. Bởi lẽ, nếu xét về tiêu chí an toàn, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp hiện nay, 15 chợ đã tái mở cửa, trong đó một số chợ mở cửa lại rồi đóng cửa vì F0 vẫn nỗ lực khắc phục sự cố để tiếp tục mở cửa phục vụ người dân. Một số địa phương không chọn mở cửa chợ mà bố trí các điểm bán thay thế.

Gần đây nhất, TP Thủ Đức đã tổ chức 8 điểm nhỏ bán thịt, cá, rau củ, trứng…, mỗi điểm 5-13 tiểu thương được bố trí ngồi giãn cách, người mua di chuyển 1 chiều. Huyện Bình Chánh cũng đã tổ chức 7 điểm bán tương tự. Trước đó, quận 12 và huyện Củ Chi đã khá thành công khi giải quyết điểm mua sắm thực phẩm tạm thời cho người dân tại các khu vực công cộng, bảo đảm an toàn phòng chống dịch.

"Còn rất nhiều nơi chưa mặn mà với việc mở lại kênh mua sắm thực phẩm truyền thống cho người dân, vì cả lý do chủ quan lẫn khách quan. Trong khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, người dân hạn chế di chuyển ra khỏi khu vực sinh sống, càng chậm mở lại điểm mua sắm truyền thống, người dân càng thiệt thòi, thậm chí là gặp khó khăn trong việc mua thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày" - giám đốc 1 doanh nghiệp bán lẻ phản ánh.

Theo vị này, thực tế việc mở lại chợ hoặc điểm bán thay thế chợ cho người dân mua thực phẩm tại một số địa phương cho thấy hoàn toàn có thể làm được nếu có sự quyết tâm, đồng thuận giữa chính quyền địa phương với ban quản lý chợ và tiểu thương. Trong đó, vai trò của chính quyền địa phương, ban quản lý chợ là quan trọng nhất.

Ông Phan Thanh Hà cho rằng TP HCM đã có hướng dẫn đầy đủ, vấn đề còn lại là ban quản lý chợ dám chịu trách nhiệm và có sự ủng hộ của chính quyền địa phương. "Càng nhiều chợ được mở lại thì áp lực cung ứng hàng hóa thực phẩm cho người dân càng được giải tỏa, người dân sẽ yên tâm hơn" - ông Hà nhìn nhận. 

Tiểu thương cũng bán hàng lưu động

Theo ông Nguyễn Bá Tùng, chợ Bình Thới vận hành được là do ban quản lý, tiểu thương rất cầu thị, tiếp thu các ý kiến đóng góp và làm theo những chỉ dẫn phù hợp để phương án hoạt động chặt chẽ, hiệu quả. Không những khôi phục lại hoạt động bán thực phẩm tươi sống ở chợ, ban quản lý chợ Bình Thới còn tổ chức 3 đội bán hàng lưu động, mỗi đội 4-5 tiểu thương mang rau củ, thịt cá, bún, mì… Khi có yêu cầu từ các phường trong quận, các đội bán hàng này sẽ sắp xếp đưa hàng tới bán.

Xem thêm: mth.25200451280801202-ohk-auq-uad-gnoht-neyurt-iohp-nahp-hnek-ial-om/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mở lại kênh phân phối truyền thống: Đâu quá khó!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools